SEA Games 27 đã chính thức kết thúc, cùng điểm lại những thành tích ấn tượng cũng như những thất vọng đáng tiếc của đoàn thể thao Việt Nam tại đại hội năm nay.
4 điểm sáng:
Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
Mới lần đầu dự SEA Games song cô Thượng úy quân đội này đã đoạt 3 HCV (200m bơi ngửa, 200m và 400m hỗn hợp cá nhân) để đi vào lịch sử bơi lội Việt Nam với tư cách VĐV giàu thành tích nhất. Bơi là môn cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympic nên kỳ tích của cô gái 17 tuổi càng đáng nể phục. Với chiến tích này cùng 5 HCV lập tại giải Đông Nam Á 2013, Ánh Viên gần như sẽ không có đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua danh hiệu cao quý nhất: VĐV tiêu biểu của năm 2013.
Vũ Thị Hương (điền kinh)
Trong bối cảnh điền kinh Việt Nam mất nhiều HCV ở các VĐV trẻ triển vọng thì sự trở lại sau chấn thương và tỏa sáng của cựu binh 27 tuổi này thực sự ấn tượng. Hương đã vượt qua chấn thương, bệnh tật và cả áp lực từ sự hoài nghi của nhiều người để trở lại thống trị đường đua 100m và 200m nữ - hai nội dung danh giá nhất của môn điền kinh nữ hoàng ở bất kỳ đại hội nào.
Lâm Quang Nhật (bơi)
Không nhiều người biết đến cái tên này trước khi kình ngư 16 tuổi người TP.HCM gây cú sốc cho làng bơi Đông Nam Á với tấm HCV nội dung 1.500m tự do nam, bỏ xa đối thủ về nhì tới gần 10 giây. Thành tích quá ấn tượng này khiến không chỉ cánh phóng viên, BHL có mặt chứng kiến mà ngay bản thân Quang Nhật cũng bất ngờ. “Lúc bơi xong, em đã phải dụi mắt nhiều lần khi nhìn lên bảng kết quả, phần vì bị cận, phần vì không nghĩ mình lại là người cán đích đầu tiên”, kình ngư 16 tuổi chia sẻ.
Nguyễn Hoàng Ngân (karate)
Hai năm dính liền hai chấn thương quái ác, hai ca mổ cách nhau chưa đầy một năm, những tưởng “nữ hoàng kata” Nguyễn Hoàng Ngân không thể tiếp tục sự nghiệp VĐV, thế nhưng võ sỹ 29 tuổi này đã gây bất ngờ khi đăng ký tham dự SEA Games, lại còn đoạt luôn HCV biểu diễn kata đơn nữ khi mới vừa bình phục vết mổ đầu gối có vài ngày. Tấm HCV mang đậm màu sắc ý chí, nghị lực của Hoàng Ngân tiêu biểu cho hình ảnh nhiều VĐV khác của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, nỗi đau thể xác để vươn tới đỉnh cao SEA Games.
3 khoảng tối:
Nguyễn Tiến Minh (cầu lông)
Trước SEA Games, tay vợt TP.HCM tràn đầy quyết tâm cho rằng mình đang ở đỉnh cao phong độ. Bước vào giải, Tiến Minh gặp nhiều lợi thế khi các hảo thủ khu vực xin rút không tham dự; tay vợt mà Minh lo ngại nhất - Wei Chong Feng, cũng bị loại từ vòng bảng; ở trận ra quân Tiến Minh thắng may mắn khi đối thủ buộc phải bỏ cuộc vì chấn thương. Thế nhưng ở trận đấu thứ 2 (bán kết), Minh dù dẫn trước 20-16 ở séc cuối nhưng sau đó lại để thua ngược 20-22 trước đối thủ kém mình tới 40 bậc trên BXH thế giới - Rumbaka (Indonesia). Sau trận thua, Tiến Minh khóc nức nở, gửi lời xin lỗi vì đã làm người hâm mộ thất vọng.
Quách Thị Lan (điền kinh)
Được địa phương Thanh Hóa và ngành thể thao đầu tư gần 5 tỷ đồng, cho đi tập huấn nước ngoài dài hạn với kỳ vọng giành HCV tại SEA Games, nhưng Quách Thị Lan đã khiến tất cả phải thất vọng khi chỉ về nhì ở cả 2 nội dung sở trường: 400m và 400m vượt rào. Hình ảnh Quách Thị Lan ngã quỵ ngay trên vạch đích đường chạy 400m vượt rào chiều 17-12 vì kiệt sức và vì thất vọng thành tích của bản thân, vừa đáng thương lại vừa đáng trách của cô gái xứ Thanh.
U23 Việt Nam
Được quan tâm nhất, hưởng lương, đãi ngộ nhiều hơn nhưng tuyển U23 lại là đội có thành tích kém cỏi nhất trong số các tuyển bóng đá Việt Nam dự SEA Games. Trong khi cả futsal nam, futsal nữ, ĐT nữ đều góp mặt trong trận chung kết và giành HCB thì thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc bị loại ngay từ vòng bảng – thành tích tồi tệ nhất trong lịch sử tham dự SEA Games 10 năm qua. Đây cũng là nỗi thất vọng lớn nhất của thể thao Việt Nam tại đại hội năm nay.
4 điểm sáng:
Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
Mới lần đầu dự SEA Games song cô Thượng úy quân đội này đã đoạt 3 HCV (200m bơi ngửa, 200m và 400m hỗn hợp cá nhân) để đi vào lịch sử bơi lội Việt Nam với tư cách VĐV giàu thành tích nhất. Bơi là môn cơ bản trong hệ thống thi đấu Olympic nên kỳ tích của cô gái 17 tuổi càng đáng nể phục. Với chiến tích này cùng 5 HCV lập tại giải Đông Nam Á 2013, Ánh Viên gần như sẽ không có đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua danh hiệu cao quý nhất: VĐV tiêu biểu của năm 2013.
Vũ Thị Hương (điền kinh)
Trong bối cảnh điền kinh Việt Nam mất nhiều HCV ở các VĐV trẻ triển vọng thì sự trở lại sau chấn thương và tỏa sáng của cựu binh 27 tuổi này thực sự ấn tượng. Hương đã vượt qua chấn thương, bệnh tật và cả áp lực từ sự hoài nghi của nhiều người để trở lại thống trị đường đua 100m và 200m nữ - hai nội dung danh giá nhất của môn điền kinh nữ hoàng ở bất kỳ đại hội nào.
Lâm Quang Nhật (bơi)
Không nhiều người biết đến cái tên này trước khi kình ngư 16 tuổi người TP.HCM gây cú sốc cho làng bơi Đông Nam Á với tấm HCV nội dung 1.500m tự do nam, bỏ xa đối thủ về nhì tới gần 10 giây. Thành tích quá ấn tượng này khiến không chỉ cánh phóng viên, BHL có mặt chứng kiến mà ngay bản thân Quang Nhật cũng bất ngờ. “Lúc bơi xong, em đã phải dụi mắt nhiều lần khi nhìn lên bảng kết quả, phần vì bị cận, phần vì không nghĩ mình lại là người cán đích đầu tiên”, kình ngư 16 tuổi chia sẻ.
Nguyễn Hoàng Ngân (karate)
Hai năm dính liền hai chấn thương quái ác, hai ca mổ cách nhau chưa đầy một năm, những tưởng “nữ hoàng kata” Nguyễn Hoàng Ngân không thể tiếp tục sự nghiệp VĐV, thế nhưng võ sỹ 29 tuổi này đã gây bất ngờ khi đăng ký tham dự SEA Games, lại còn đoạt luôn HCV biểu diễn kata đơn nữ khi mới vừa bình phục vết mổ đầu gối có vài ngày. Tấm HCV mang đậm màu sắc ý chí, nghị lực của Hoàng Ngân tiêu biểu cho hình ảnh nhiều VĐV khác của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, nỗi đau thể xác để vươn tới đỉnh cao SEA Games.
3 khoảng tối:
Nguyễn Tiến Minh (cầu lông)
Trước SEA Games, tay vợt TP.HCM tràn đầy quyết tâm cho rằng mình đang ở đỉnh cao phong độ. Bước vào giải, Tiến Minh gặp nhiều lợi thế khi các hảo thủ khu vực xin rút không tham dự; tay vợt mà Minh lo ngại nhất - Wei Chong Feng, cũng bị loại từ vòng bảng; ở trận ra quân Tiến Minh thắng may mắn khi đối thủ buộc phải bỏ cuộc vì chấn thương. Thế nhưng ở trận đấu thứ 2 (bán kết), Minh dù dẫn trước 20-16 ở séc cuối nhưng sau đó lại để thua ngược 20-22 trước đối thủ kém mình tới 40 bậc trên BXH thế giới - Rumbaka (Indonesia). Sau trận thua, Tiến Minh khóc nức nở, gửi lời xin lỗi vì đã làm người hâm mộ thất vọng.
Quách Thị Lan (điền kinh)
Được địa phương Thanh Hóa và ngành thể thao đầu tư gần 5 tỷ đồng, cho đi tập huấn nước ngoài dài hạn với kỳ vọng giành HCV tại SEA Games, nhưng Quách Thị Lan đã khiến tất cả phải thất vọng khi chỉ về nhì ở cả 2 nội dung sở trường: 400m và 400m vượt rào. Hình ảnh Quách Thị Lan ngã quỵ ngay trên vạch đích đường chạy 400m vượt rào chiều 17-12 vì kiệt sức và vì thất vọng thành tích của bản thân, vừa đáng thương lại vừa đáng trách của cô gái xứ Thanh.
U23 Việt Nam
Được quan tâm nhất, hưởng lương, đãi ngộ nhiều hơn nhưng tuyển U23 lại là đội có thành tích kém cỏi nhất trong số các tuyển bóng đá Việt Nam dự SEA Games. Trong khi cả futsal nam, futsal nữ, ĐT nữ đều góp mặt trong trận chung kết và giành HCB thì thầy trò HLV Hoàng Văn Phúc bị loại ngay từ vòng bảng – thành tích tồi tệ nhất trong lịch sử tham dự SEA Games 10 năm qua. Đây cũng là nỗi thất vọng lớn nhất của thể thao Việt Nam tại đại hội năm nay.