Search for game

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Search for game

S4Game - Tìm kiếm trò chơi trên internet


    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 19:51


    ANH VÀ EM
    nguồn: truyenngan.com.vn

    Chúng tôi dời đi lúc chiều nhập nhoạng. Đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe. Tôi nhìn lại cái ngõ nhỏ mình đã sinh ra, biết bao nhiêu là kỷ niệm.

    ***

    Phố nhỏ và dài. Ngõ hun hút sâu như một ngón tay trỏ. Một ngón tay trỏ dị dạng, vá víu trăm thứ nham nhở và cất trong mình đầy ắp những bộn bề phức tạp. Một cái ngõ ủm thủm và nhếch nhác...

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Nhà nằm ở góc cuối, tối, nắng thì hầm hập nắng mà mưa thì lõng bõng mưa. Anh trai đi làm về, ném cái áo bảo hộ xuống giường, mặt đuỗn ra, mồ hôi bươn bã chảy qua hai gò má. "Mày nấu cơm chưa?" – anh hỏi, câu hỏi thoát ra từ hai hàm răng ám khói, nặng nề. "Anh ăn luôn chứ?". "Từ từ, Nóng bỏ mẹ".
    Anh tôi đi làm thợ, suốt ngày leo trèo giữa cốt pha, xà gồ với giàn giáo, mới nghe đã thấy sờ sợ. Lại thêm việc thỉnh thoảng chạy mua nguyên vật liệu hộ chủ. Vất vả. Nhưng anh bảo kiếm cũng được, hình như mỗi tháng cả triệu bạc. Ki cóp mấy năm mua được cái tivi nội địa. Thêm cái xe Wave Tàu màu xanh thẫm. Anh kể, hai trăm tiền nhà, ba trăm tiền cơm, còn lại dành chi trả các loại phí, chủ yếu là phí của tôi. Tôi nghe, cũng biết vậy. Tôi sống trong sự bao bọc của anh tôi từ lâu lắm rồi. "Mày không bỏ học để đi chơi đấy chứ?". "Không ạ". "Hừ, tao mà nghe ai nói là mày cứ chết đòn".
    Mâm bát dọn ra. Quạt trong góc nhà chạy lồng xộc, gió bạt bớt hơi nóng tỏa ra từ nồi cơm. Cả cái ngõ nhỏ rộn lên tiếng leng keng bát mâm, tiếng trẻ con chen lẫn tiếng người lớn, lại lép xép tiếng mèo kêu. "Ăn thôi!". Anh trai nhai cà rôm rốp, húp canh soàn soạt, nuốt ừng ực cả tôm tép lẫn mồng tơi. "Mày ăn đi chứ! Tối nay có đi học thêm không ?". "Không ạ". "Sao thế?". "Hôm nay là thứ bảy mà". "Ừ, thứ bảy, nhanh thật. Mà thứ bảy thì có khác quái gì ngày thường đâu".
    Bữa cơm qua nhanh. Trong ánh đèn mờ mờ có tiếng bầy muỗi vo ve. "Anh đi chơi chứ?". "Hơi sức đâu. Đi ngủ cho khỏe". Đi ngủ cho khỏe. Với anh tôi thì thứ bảy cũng như chủ nhật thôi, cũng bình thường và đều đặn. Ăn xong, anh xem hết chương trình quảng cáo trên tivi rồi lăn ra ngủ. Sáng mai, khi đám các bà sồn sồn rủ nhau đi tập thể dục í ới thì anh ra ngoài hiên bẻ người kêu răng rắc rồi đem cái áo bảo hộ ra vỗ bồm bộp, vôi vẻ văng lả tả. Cuối cùng, anh ngồi ngay ngắn lên xe, nói với vào trong: "Đi học nhớ khóa cửa nhé". Rồi lừ đừ vặn ga. Cứ thế, tháng và ngày. Bình chân như vại. Và rất đơn giản.
    Tôi ra ngồi phía ngoài hàng hiên. Đã bao nhiêu năm, con ngõ nhỏ này trở nên quen thuộc với những cái bóng nhập nhoạng đi về. Ông chủ nhà ở gian kế bên đang cắm cúi bước. "Bác mới về!". "Ừ, trời tối nhanh quá nhỉ?". "Tuấn khá chưa vậy bác?". "Ừ, à, cũng đỡ hơn rồi. Ở trung tâm người ta không cùm xích nhưng hiệu quả hơn ở nhà". Vừa nói ông vừa kì cạch mở khóa. Cái lỗ khóa rỉ sét kêu cọt kẹt, đâu đó lẩn vào tiếng mọt nghiến thâm u. "Mai bác cho cháu vào thăm Tuấn với được không ạ?". "Thăm à?" – ông già lưỡng lự. Chúng cháu là bạn mà bác!". "Bác biết, để bác xem lại đã nhé!". "Chỉ ngày mai cháu mới được nghỉ. Mai là chủ nhật". "Để bác, để bác sắp xếp nhé. Phiền cháu quá, phải không? Bác đi nghỉ đây. Chao, phố phường xác xơ rạc dài vì nắng". Cánh cửa có ổ khóa rỉ sét khép lại, khép cả tiếng dép loẹt quẹt trong bóng tối lờ mờ.
    Tôi vẫn ngồi. Tôi nhớ cũng đã lâu lắm rồi, tôi mới có một buổi chiều như thế này, giống như những buổi chiều êm ả ngày xưa. Khi ấy có cả mẹ lẫn cha. Cái đốm sáng ký ức cứ chực vồng lên. Ừ, sao mà hạnh phúc! Tiếc là nó đã thành xưa cũ và quá xa xỉ. Bây giờ mẹ đang bộn bề cuộc đời của mẹ, cha đang vật lộn con đường của cha. Họ xa chúng tôi nhiều quá. Còn chúng tôi sinh ra ở cái ngõ thủng này. Ngõ vẫn nhỏ. Phố chẳng dài hơn. Nhưng chúng tôi phải lớn lên, trở thành người lớn, biết cất giấu dần những ước mẹ mơ cha. Cuộc sống trong gian nhà thuê trên mảnh đất mà chúng tôi đã sinh ra lâu dần đã thành quen. Hệt như con ngõ nhỏ này, nếu một ngày tiếng cãi vã chao chát mất đi tì lại thấy là lạ và hình như không có thật.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Chiều đã tàn thật. Bóng tối tràn xuống từ những hàng dây điện, ôm gọn những cột đèn. Đầu ngõ nhà ai mở đĩa Lam Trường nghe vừa buồn vừa xa lạ. Anh tôi ra ngồi bên cạnh, hỏi: "Mày đang muốn đi chơi phải không?". Tôi đáp: "Vâng, em muốn đi lăng quăng". Anh móc túi đưa tôi một nắm tiền nhàu. Những đồng tiền xanh mặt và nồng nàn mùi vôi vữa. "Nhớ là phải về trước mười giờ. À, đi với ai?". "Bạn em". "Bạn là thằng nào? Ở cái ngõ này chẳng tin ai được". "Bạn cùng lớp em". "Đi đi. Đừng làm gì dại dột. Lớn rồi".
    Lớn rồi?! Tôi nhìn ra phía hàng cột đèn và những tàn cây rậm mắt. Rồi tôi đứng dậy, tôi đi. Phố đông người, toàn những xe cộ nhập nhằng với may ô, váy ngắn. Cả bụi nữa, bụi thành phố ngày cũng giống như đêm, mải miết đuổi theo, mải miết bám chặt lấy chân người. Người ta nói, ở phía cuối con đường có một quán kem tân kì, với những cái tên mang màu sắc nhạc Trịnh. Tôi định bụng rẽ vào đó, nhưng quanh quẩn đâu đây mùi xăng xe quyện với mùi vôi vữa xộc lên, bít chặt lấy cổ họng.
    Nhớ hồi cha mẹ mới ly dị, hai anh em ki cóp nửa năm trời mới dám ra Tràng Tiền làm một bữa kem. Thứ kem đồng hạng, rẻ tiền nhưng vừa ăn vùa xuýt xoa ngon. Bây giờ anh tôi bảo: "Đi ăn kem là thú chơi xa xỉ, hoặc của trẻ con hoặc của người nhiều tiền". Anh tôi biết uống rượu rồi. Mà rượu thì tôi biết, rượu đắng lắm. Cay nữa. Loanh quanh một hồi rồi quay về. Chỉ có tiếng mèo cào khoèn khoẹt trên mái nhà. Ngõ vẫn sáng đèn. Anh trai ngồi đợi ở cửa: "Vui chứ?". "Vui ạ!". "Có chở cô bé nào không?". "Không, xe mình toàn vôi vữa". "Ừ, nó là phương tiện. Để – kiếm – sống". "Anh đi ngủ đi chứ!". "Nóng lột cả da, làm sao mà ngủ đây". Ông chủ nhà cũng mở cửa, ló ra: "Nóng thấy cả ông bành tổ. Rõ đất với trời. Mà cái tháng này, đã mưa là mưa bão mưa giông". "Bác, tháng này cho con thư thả tiền nhà được không ạ?" – anh trai ướm hỏi. Ông già gật đầu: "Ừ, cứ từ từ. Cũng là người nhà cả mà". "Tình hình Tuấn thế nào bác? Mai anh em cháu muốn vào thăm". "Ờ, ờ, được, mai". "Đợt này Tuấn về, phải sửa nhà cho cậu ấy làm ăn, bác ạ". "Ờ, ờ, sẽ sửa, sửa chứ. Chắc là cũng chỉ nay mai". Trong ánh sáng nhạt, ánh mặt ông chợt sáng lên, bao nhiêu tinh anh dồn cả lại, khuôn mặt ông sống động khác thường. Mới hay, với ông, cuộc đời luôn bắt đầu từ những đứa con.
    Chúng tôi đón Tuấn ra trại, khấp khởi mừng cho ông già. Anh trai ngồi trong nhà ngó ra, bảo: "Dẫu sao mày cũng nên cẩn thận. Nó mới ra trại, chẳng biết thế nào". Tôi định bênh vực Tuấn, nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Tôi đã chơi với Tuấn từ hồi học cấp hai. Nhìn từ bản chất, Tuấn vẫn là người tốt.
    Buổi sáng, sau khi anh trai tôi đi làm, Tuấn sang nhà tôi: "Đi uống cà phê nhé". Tôi ngần ngừ: "Chín giờ Dương có ca học thêm". "Thì đi tới chín giờ". Tôi khóa cửa đi cùng Tuấn. Hàng xóm có người xầm xì. Tôi chẳng ngại những lời đó. Nhưng trưa hôm ấy về, nhà tôi mất cái remote vô tuyến. Anh trai gắt: "Chỉ có thằng Tuấn". Tôi bảo: "Ngõ này bộn bề lắm, lỡ nghi oan". Anh tôi im lặng, vẻ bực dọc. Tôi vẫn tin ở Tuấn. Nhưng khi tôi mất chiếc headphone thì buộc lòng phải đưa Tuấn vào diện nghi ngờ. Tôi cứ cầu trời là không phải. Tôi sợ mất đi một tình bạn. Mà tình bạn trong cái ngõ này, thật chẳng dễ kiếm chút nào.
    Chiều, Tuấn qua nhà tôi: "Đi với tao". "Đi đâu?". "Đi lấy cái phone về. Đừng giận, tao tệ quá, phải không? Nhưng tin tao đi, đây là lần cuối". Tôi đi theo Tuấn. Đó là sai lầm lớn nhất mà chỉ khi mọi thứ đã qua rồi tôi mới nhận ra. Chúng tôi đi ra bờ đê, đi vào cái xóm nhỏ ẩm thấp và ngập mùi rác thối. Lần đầu tiên tôi bị lừa. Và lần đầu tiên tôi biết cái thứ bột trắng thơm hăng hắc ấy quyến rũ đến chừng nào. Tôi say lử đử. Cuộc sống trở thành một khái niệm mơ hồ. Và mẹ cha trôi chầm chậm qua trước mắt. Cho đến tàn chiều, anh trai tôi xồng xộc lao vào, kéo cổ áo tôi lôi đi. Ra đến bờ đê, anh dừng lại, tát thật mạnh vào mặt tôi. "Mày *** lắm". Tôi đứng lặng im giữa bờ đê gió rít, thấy mặt mình như dày lên, bỏng rộp. "Đi về!" – anh tôi gào lên, mắt đỏ ngầu. "Mày phải đi bộ về nhà, để cho mày biết đi bộ sướng hay khổ. Mày hèn hơn tao tưởng, Dương ạ". Anh quay đi. Rồi lặng lẽ rong xe về. Tôi đi phía sau anh. Đi bộ. Anh em tôi là những kẻ lạc loài, muốn đi tới cuối con đường thì đôi chân phải phồng rộp lên và thành chai. Lần đầu tiên tôi nghĩ về ngày mai. Mắt tôi cay cay. Miệng tôi mặn chát. Sao lúc này tôi thèm một bàn tay mẹ dắt biết nhường nào. Phải rồi, mẹ! Nhưng mẹ đang ở đâu? Mẹ!
    Anh em tôi đẩy cửa. Ông chủ nhà già ngồi gục bên bàn, mái đầu trắng xóa như khói bạc.
    "Bác cho con gửi tiền nhà, tháng cuối".
    "Thôi, cầm lấy đi, bác biết sẽ có ngày này mà".
    "Cái ngõ này nhiều bụi quá, bác ạ. Bác cần con giúp điều gì không?".
    "Bác đã coi chúng mày như con. Bây giờ... Đinh đây, đóng giúp bác. Cháu đóng chắc vào".
    Tôi cầm cái búa, lại thót người nhìn cái cũi to đen sì, trống rỗng ở góc nhà. Tôi treo giúp ông chủ nhà tấm ảnh gia đình, cũng là một tấm ảnh xa xưa. Ở giữa là thằng cu Tuấn, hai tay bá cổ bố, miệng cười toe toét. Lúc ấy chúng tôi đều giống nhau, đều còn là những đứa trẻ.
    Chúng tôi dời đi lúc chiều nhập nhoạng. Đồ đạc lỉnh kỉnh trên xe. Tôi nhìn lại cái ngõ nhỏ mình đã sinh ra, biết bao nhiêu là kỷ niệm. Anh tôi lầm lũi đẩy xe đi trước, lẩm bẩm đáp lời những người hàng xóm tò mò: "Vâng, nhà mới gần một ngôi trường". Còn tôi ôm cặp sách theo sau. Đi bộ.
    Phố vẫn nhỏ. Ngõ mãi vẫn như một ngón tay trỏ. Một ngón tay trỏ dị dạng và hun hút dài. Trong từng căn nhà, đèn đã rạng...



    Được sửa bởi berryjoker939 ngày 17/2/2014, 20:03; sửa lần 1.
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 19:52


    CÓ DUYÊN KHÔNG PHẬN


    Một con dao, một dòng máu đỏ, một cái xác ôm một người.

    Tiếng gió rít mạnh mùa đông.

    Một cuộc tình, một đoạn kết cay đắng.

    ***

    Hai tháng trước.
    - Cô đừng cho là mình có thể quyết định được mọi thứ khi cô vẫn còn trong cái gia đình này. Mẹ thằng đó làm đĩ, bố nó chết rũ xương trong tù. Nếu cô lấy nó, tôi chết trước mặt cô!
    Lời mẹ đay nghiến Hưng khiến Vân đau lòng. Cô yêu Hưng thật và anh cũng đối xử lại rất tốt thương yêu một mực, cô chấp nhận anh không giống như người ta phủ nhận anh?
    "Anh xem, cái cầu thang em trượt ngã khi anh vội vàng đi qua em, cái cầu thang này em gọi với anh lại chủ động nói lời yêu anh. Ai bảo anh chân tình quá! Một cô gái yếu đuối như em rất dễ ngã lòng.
    Vì anh tốt với em.
    Em ví anh như chiếc đồng hồ báo thức vậy! Nhắc em uống thuốc, nhắc em đi làm, và nhắc em đừng lên ăn kem trong ngày đèn đỏ. Anh hiểu em như em hiểu anh. Những cái nắm tay, những nụ hôn nhẹ, và những cuộc vui Karaoke chỉ có hai người. Em chê anh giọng Vịt pha Gan, anh khen gợi em là con chim Oanh vàng của anh. Mùa Đông về, cái khăn trao nhau, cái ôm thật chặt. Có hôm anh tình nguyện chút bỏ áo khoác ngoài còn nguyên bộ ba lỗ đang mặc hi sinh cho em. Anh sợ em lạnh, cảm. Anh sợ nhất khi con gái ốm..."
    Hai năm yêu nhau cứ ngỡ không thể tách rời, nhưng đời đâu ai biết được chữ ngờ.
    Mùa Đông năm thứ ba sắp ùa về.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Vệt máu loang trên áo, dính đầy tay cô pha loãng nước mắt. Hưng tai nạn khi nhận được tin Vân nhắn:
    "Bố mẹ em không tán thành hai người qua lại."
    Tình trạng hôn mê sâu ba hôm rồi không tỉnh, mẹ cũng bỏ mặc anh, bởi anh từng nói mẹ sinh anh ra chỉ do lầm lỡ.
    Sang ngày thứ tư.
    Anh thức giấc cô vui lắm, nhưng lạ lùng là anh điên thật, cười thật, mất trí thật. Mẹ bắt cô về nhốt lại, hai tuần Vân chưa gặp anh.
    "Giờ anh ra sao? Không có ai anh xoay sở như thế nào?" -Vân lo thế!
    Tiếc cho mối tình đẹp đến rồi vụt tan. Cô chỉ lặng lẽ tìm về những khoảng lặng trong quá khứ:
    - Em đi làm bằng xe buýt được rồi. Cứ ngược đường lại khổ anh ra.
    - Có sao. Khi nào làm vợ anh rồi hãy thế? Giờ chưa phải hãy để anh lo cho em.
    Cô xị mặt:
    - Là khi đó ván đóng thuyền rồi anh không cần quan tâm nữa chứ gì?
    Lắc đầu anh nháy mắt:
    - Người yêu anh xinh, anh sợ thằng khác cướp mất.".
    Quá khứ tan biến, Vân cười bạc cho số phận. Lấy bút viết tên hai đứa lên giấy, vẽ bức hình đôi trai gái nắm tay nhau và cô tự mỉm cười.
    Không thể bỏ anh.
    Theo anh.
    "Vì em yêu anh!".

    ***

    Sáng ra không thấy con gái, bên cửa sổ Vân đã trèo tường thả dây chốn đi. Cô nắm tay anh lang thang giữa trời đông Hà Nội. Cô chấp nhận mọi thử thách để có được anh. Một cuộc tình với người điên không hề biết kết thúc.
    Bấm chuông cửa mẹ anh ra mở, ánh mắt bà săm soi hai người rồi cười nhạt:
    - Cô đến làm gì?
    Giọng như van nài, Vân nắm tay anh:
    - Cháu xin bác hãy cho anh ấy vào nhà được không?
    Bà lắc đầu:
    - Tôi tự thề là cắt đứt nó rồi, tôi đâu rảnh đi nuôi một người điên. Nếu cô thích thì tôi cho đấy?
    Bất giác Hưng phá cười chạy vụt đi, Vân nhìn bà, cô khinh con người rẻ rách coi chính con đẻ của mình như món đồ chơi có thể cho-bỏ, rồi đuổi theo anh.
    ...
    Ba ngày sống tạm trong nhà bạn, có lần khi đang xuống cầu thang cô nghe nén được cuộc nói chuyện của họ tại phòng riêng:
    - Em định cho bạn em ở đây bao lâu nữa? Từ ngày họ dọn về cuộc sống như đảo lộn hết lên.
    - Vân là bạn thân của em mà? Ngày trước em học Đại học khốn khó, chính Vân là người giúp đỡ em nhiều, em muốn cám ơn cô ấy?
    - Anh hiểu. Ba ngày không sao, nhưng cô ta đã ở đây hơn tuần rồi, cũng phải biết trơ mặt khi ăn bám chứ?
    Dù bức bối khi bị coi là ăn bám, cô chỉ ở nhờ chứ chẳng lấy của ai cái gì. Nuốt cục tức lẳng lặng lại phòng gói gém quần áo, dắt anh nhẹ nhàng ra cổng. Vân đi không quên gọi cho cô bạn:
    - Cám ơn Mai vì giúp đỡ tớ trong lúc éo le thế này, đến lúc tớ phải đi rồi.
    Cô và chồng trong phòng để loa to:
    - Sao lại thế? Chẳng lẽ cậu...
    Cười mỉm, Vân nhẹ nhàng cắt lời:
    - Không phải vì tớ nghe được cuộc nói chuyện giữa hai người mà tự ái bỏ đi đâu? Chỉ là tớ muốn về nhà lấy thêm chút tiền tiết kiệm.
    - Ừ. Rồi cậu nhớ quay lại nhé! Ngôi nhà này luôn rộng mở chào đón cậu.
    - Tớ biết rồi. Chúc vợ chồng Mai hạnh phúc!
    Dứt lời cô tắt máy, anh đang nghịch hoa ven đường, thở dài lại gần nhìn mắt anh:
    - Em phải làm sao đây? Tiền đã hết, chẳng còn ai quan tâm chúng ta nữa anh à?
    Nếu về, Vân sẽ chẳng được bên anh.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Mua được cái bánh mì, cô ăn, Hưng chèm chẹp nhìn trông tội nghiệp:
    - Anh đói chưa?
    Hưng gật gật.
    - Cho anh này!
    Mới đưa thôi mà anh giật ăn hết. Cô phụng phịu:
    - Anh ngốc vậy? Chí ít anh cũng phải hỏi xem em có ăn nữa không đã chứ?
    Hưng ngừng lại nhìn Vân ngơ ngác, cô béo má anh cười mỉm:
    - Đã có ai nói nhìn anh thế này trông đáng yêu chưa?
    Hưng không nói gì, cô giục:
    - Anh ăn đi không nguội cứng lắm đấy? Chỉ cần thấy anh ăn ngon là em vui rồi.
    Một bà cụ gánh xôi đi qua thấy cảnh khổ bà thương, bọc báo đưa Vân nắm xôi gấc:
    - Cứ ăn đi cháu, bà không lấy tiền đâu!
    Cô cám ơn, bà đi mất, Vân đưa anh một nửa:
    - Nữa này. Ăn cho no vào không tối lại đói?
    Rồi Vân than thở:
    - Anh đừng nghĩ em ác ý vì em thấy mẹ anh là con người tệ bạc, hổ dữ còn không ăn thịt con, nào ngờ...
    Hưng ngừng ăn lắng nghe, cô nhìn:
    - Mẹ anh là một người không có tình thương. Em ghét bà ấy? Ghét cái cách bà ruồng bỏ anh, ghét cái cách bà cắt đứt tình mẹ con khi mà anh đang cần bà ấy nhất!
    Mắt cô long lanh dõi anh trào hai hàng lệ.
    Đưa tay lên gạt nước mắt cho cô, cô nắm tay anh áp má sụt sùi:
    - Sao chúng ta phải khổ thế này chứ? Yêu nhau, muốn đến với nhau là có tội sao?
    Bậc thềm trên khu phố cổ, hai con người ngồi lặng thinh. Cô ngủ thiếp trên vai anh, Hưng im lặng làm điểm tựa, mặc cơn gió lạnh khẽ lướt qua đôi lúc khiến anh rùng mình.
    Chiều tà buông xuống, bừng tỉnh thấy mình yếu đi rõ rệt, gió lạnh khiến Vân kiệt sức thật rồi. Cô ốm, cái nhà của họ là những hàng ghế đá ven đường. Vân biết bố mẹ tìm dữ lắm, nhưng cô chọn tình yêu dù trải qua gian khó.
    Tối nay mưa, gió hiu hiu lạnh. Họ chạy vào viả hè tránh ướt, Vân ho sù sụ, Hưng vẫn hồn nhiên hát hò.
    Dính mưa khiến cô ốm, chẳng lê lết được đâu cứ nằm co ro như con cuốn chiếu. Thấy lạ, Hưng lấy que chọc chọc chêu. Vân ho dữ lắm, ra cả máu, anh sợ quá chạy đi. Mãi không thấy về, cô gắng gượng đi tìm, qua không biết bao con đường con phố với thể trạng yếu ớt rồi lại phải dầm mưa gọi tên anh.
    Thấy đám người tụm lái đánh ai chửi rủa:
    - Mày chết đi cái đồ ăn trộm. Bố mẹ mày vô phúc mới đẻ ra dòng giống như mày!
    Là anh! Họ đang đánh anh, cô chạy đến hứng chịu rồi họ cũng bỏ đi. Nhìn toàn thân tàn tạ thâm tím, Vân đỡ anh dậy:
    - Anh có đau không?
    Gật gật, tay Hưng run run nắm chặt chiếc bánh bao đưa cho cô. Giờ thì Vân hiểu cả buổi anh đi là tìm thức ăn. Lâu rồi cô mới ôm anh ứa lệ, là cô đang hạnh phúc.
    Đêm hôm ấy, Vân sốt co giật sùi bọt mép, anh thì chẳng biết làm gì, cứ ngồi cười chỉ trỏ linh tinh. Cô lặng lẽ bò đến bên ngồi cùng, tựa vai anh chỉ nói được câu:
    - Em đau lắm!
    Rồi thiếp đi nhẹ nhàng, tâm hồn bị tổn thương ngay cả trong mơ cô vẫn còn khóc. Anh chả biết làm gì, cứ ngồi im như bức tượng.
    Sắc môi cô nhạt dần.
    Chợt có tiếng văng vẳng bên tai:
    - Xinh thế mà ngủ cạnh thằng điên à?
    Mắt cô nhoèn ra không tài nào mở nổi, chỉ thấy mờ mờ ảo ảo như có đám thanh niên đang bâu quanh, tiếng Hưng í ơí, tiếng đánh nhau và thấy ai đó đang sờ má mình. Nhưng Vân không gượng được, cô chỉ chống cự yếu ớt vì đuối sức. Thấy người yêu bị uy hiếp, Hưng gồng mình nhổm dậy ẩy tên sàm sỡ bế cô chạy đi, một tên rút dao phi đến, anh ngoái lại nhìn, dao đang bay sau lưng anh, kí ức chợt loé lên vài giây: Ánh mắt, nụ cười người yêu, câu nói mẹ đay nghiến anh, gạt lệ khi cô khóc.
    Lặng!

    ***

    Sáng ra mẹ Vân mở cửa, thấy Hưng ôm chặt cô vào lòng khi cả hai đang thiếp đi. Nơi anh ngồi ôm còn đọng vũng máu lớn. Vân còn sống, nhưng anh chết cứng đêm qua. Nhát dao trí mạng gim sâu trong lưng đã cướp đi tất cả sự sống. Vì người yêu anh cố gắng gượng đến hơi thở cuối đưa cô về nơi an toàn nhất, nếu tỉnh táo ngay từ đầu anh sẽ không bao giờ chấp nhận Vân làm thế.

    ***

    Ngày tháng thấm thoát.
    Mộ anh khang trang, hoa tươi lúc nào cũng có. Vân lại tìm về nơi bậc cầu thang quen tình cờ.
    "- Lần đầu tiên anh nhìn thấy con gái à mà đỏ mặt thế?"
    Rồi ngỏ lời yêu.
    "- Em không quan tâm người ta nói gì về anh, gia đình anh như thế nào em không muốn nghĩ, vì người em yêu là anh, vì em theo đuổi anh chứ không phải anh theo đuổi em!".
    Hiện tại.
    Em tìm về nơi quen thuộc, sự sống chỉ để dành cho anh. Chính em giết chết anh, rồi anh trao cho em quyền sống.
    Anh ơi!
    Một nơi không còn anh chỉ có kí ức thưở nào, em tìm về với tâm hồn trống vắng.
    EM YÊU ANH!

    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 19:58

    BÍ ẨN CỦA LÀN NƯỚC


    Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi.

    ***

    Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Từ trên điển (điểm???) canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót. Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái thì vừa đợt dâng nước thứ hai. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vương vào thân đa trước đình làng.
    Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.
    - Con trai... con trai mà... yên tâm, con trai... Để yên em ẵm, anh vụng lắm...
    Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.
    Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôì. Một giọng nghẹn sặc với lên:
    - Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy... con gái tôi...
    Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi "ối" kêu một tiếng thảng thốt, và "ùm", con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nuớc tối tăm.
    - Trời ơi! Con tôi ...! - Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống hòng chụp lấy con.
    Tôi phóng mình theo. Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh. Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lại lặn tiếp ngay để cứu vợ. Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi ...
    Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa. Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp ngườì. Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc, ứa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy. Khi ca nô quân đội tới, mọi người đã phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước. Kiệt sức, tôi ngất đì. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói. Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi:
    - Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khoẻ mà nuôi con. Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu. Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải một cơn kinh hoàng hú vía. Anh coi con anh này. Cứ như không. Đã bú, đã ngủ rồi đây này. Ngoan chưa này ...
    Ôi chao, nó tè dầm rồi này.
    Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôi. Chị thay tã cho nó. Tôi nhìn. Choáng váng, chết lặng, tôi nén một tiếng kêu thất thanh.
    - Con tôi ... - Tôi òa khóc, đỡ lấy bọc chăn. - Con tôi!

    ***

    Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ đẹp nhất làng. Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết. Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết. Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi. Vợ tôi, con trai tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất thảy đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi vì ấy là một niềm đau không thể nói nên lời.
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 20:01

    BẠN TÔI ƠI...!!!


    Nó! Một anh chàng có dáng người cao ráo, da dẻ trắng trẻo, khuôn mặt điển trai với một nụ cười sáng ngời.
    Người trong làng thương nó vì ngày xưa nó là thằng học hành rất giỏi, tính tính hiền lành, niềm nở, thương trẻ con, luôn quan tâm hỏi han bà con trong làng. Mỗi lần đi xa về thăm nhà nó lại mang theo bao nhiêu là quà cho đám trẻ con. Nó giống như niềm tự hào của cả cái làng nghèo khó và cả gia đình nó nữa.

    ***

    Nhưng, cho dù thời còn học đại học cho đến bây giờ khi đã ra trường và làm việc cho một công ty nước ngoài lương cao ngất, năm nào cũng thế, cứ cái ngày hai sáu tháng tám, nó lại về thăm quê. Leo lên ngọn đồi đối diện cái làng thơ mộng ấy - nơi gắn với hàng vạn kỷ niệm tuổi thơ của tiếng cười trong sáng và cả lúc buồn. Chẳng ai rõ nó lên đó để suy nghĩ hay chỉ để để ngắm nhìn một thứ gì đó hay ho mà chỉ có nó biết? Dán cái nhìn vào không trung vô vọng, ánh mắt nó buồn rười rượi, rồi rảo bước trên đám cỏ may cho đến khi cái quần nó trắng bệch, xù xì vì hoa cỏ may ghim và mực đêm dần rũ xuống thì nó mới chịu về.
    Nghe người trong làng kháo nhau rằng nó nhớ bạn nó...

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Chả là nó có một thằng bạn rất thân cùng tuổi từ thời để chỏm, cái tình bạn hồn nhiên và gắn bó nơi vùng quê này không có chỗ nào là hai đứa nó không đặt chân tới. Đứa là con nhà nghèo, đứa kia lại là con mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ. Không được học hành, chơi những món đồ chơi như bao bạn bè cùng trang lứa. Tất cả những người trong làng, bạn nó đều xem là ba mẹ vì họ cho nó cái ăn chốn ngủ trong cái chòi lụp xụp bằng lá dừa.
    Phải chăng chính cái bất hạnh của số phận đã kéo hai đứa lại gần nhau rồi trở nên thân thiết như thế? Hai đứa cứ quấn lấy nhau như hình với bóng, làm đủ việc từ vào lên rừng bức dây mây, cọng đốt, hái chè, đào sắn rài, mót lại ruộng đậu đã thu hoạch,...mang đi bán để mong kiếm được chút tiền lẻ mua sách vở cũ cho hắn đi học. Đứa bạn ấy làm đủ mọi việc cùng hắn, không toan tính, không e dè, và giữa chúng không có một chút vụ lợi. Có đồng nào khi bán được từ những chiến lợi phẩm ấy thì nó mang bỏ ống tre cho bạn nó để đủ tiền mua sách, vở và sắm đồ đi học.
     Rồi hè năm ấy, cái mùa hè nóng bức và inh ỏi, khi nó sắp lên cấp 3, sắp phải rời cái làng nhỏ bé này và xa luôn thằng bạn ngheo cô của nó để lên huyện ở trọ học. Dạo ấy, vùng đất Trà My nghèo khó rộ lên nghề đi rà sắt vụn để bán, thì hai đứa nó cũng tích góp được để mua lại hai cái máy rà sắt vụn xoàng xoàng để có công cụ làm ăn.
    Mùa hè, dưới cái nóng như thiêu như đốt trên đầu, đất đai khô khốc dưới chân, nhưng hai đứa cứ mải miết cùng mang máy rà sắt đi qua không biết bao nhiêu con suối, thác khe để đến những khoảng rừng mới. Nơi ấy, có nhiều hố bom thời chiến tranh còn nham nhở khắp mặt đất, hay tuyệt hơn là những khoảng đất rẫy mà người dân tộc Cor đốt vừa xong khói còn bay mù mịt thì người ta đã thấy dáng hai đứa trẻ con mang máy rà đến làm ăn. Được cái mảnh bom lớn, ống đạn bằng đồng,...là chúng hét toáng lên, ôm nhau lăn lộn trên đóng tro sung sướng, mặt mũi nhem nhuốc, hai đứa lại nhìn nhau cười om sòm.
    Ngày tháng trôi qua với những mảnh sắt vụn từ sáng sớm đến mịt tối. Khoảng thời gian ấy thấm đẫm tro bụi và cái vị mồ hôi mằn mặn nhưng sao lại vui vẻ đến thế chứ? Vui hơn cả bây giờ khi nó đã khoác lên mình bộ Âu phục phẳng phiu mà lại trống vắng lạ thường.
    Thế rồi cũng đến lúc mùa hè dịu lại, tiếng ve bắt đầu êm ả hơn, khiến chúng nó cảm thấy sự lo lắng trong nhau. Ngồi nghỉ dưới bóng cây, trên đồi, vẻ buổn bã, lo âu hiển hiện trên gương mặt chúng. Không lo cho được khi mà ngày nhập học sắp đến rồi mà tiền không đủ để mua một bộ sách lớp 10 nó lên huyện học? Lại còn bao nhiêu thứ cần mua, đôi dép đi rà sắt của nó lại đứt lìa cái quai, cái mũ thì rách tơm vì bị gai bấu... Nó đang lăm le nhìn đôi dép, tay thì săm se cái mũ, thằng bạn ngồi bên như hiểu được:
    - Mày đừng lo! Đôi dép của tao còn ngon lắm!
    Ánh mắt nó nhìn xuống chân.
    - Mày cứ lấy dép tao mà đi học, đừng mua làm chi tốn tiền.
    - À nhưng mà cái mũ thì mày mua nghe...cái mũ tao cũng rách tơm rồi nè!
    Tay nó cầm cái mũ đưa lên, cười khanh khách. Rồi hai đứa lại ôm nhau.
    Tuy bằng tuồi nhưng thằng bạn nó da ngăm đen, cao hơn, lúc nào quan tâm lo lắng cho nó. Lúc đau cũng bên nó hái cho nó bó lá để xông, lúc nó buồn thì bên nó nói chuyện với nó, ôn tồn chỉ bảo cho nó. Nói đúng hơn thì nó xem bạn nó như một người anh cả luôn hiểu nó cho dù nó vẫn gọi nhau là tao mày.
    Thế rồi cũng lo được tiền để mua bộ sách cho nó. Nó vui lắm suốt ngày lôi ra đọc trước, rồi đôi lúc lại ôm sách vào lòng, đôi dép thì cũng đổi cho nhau. Nhiều khi nó ái ngại vì dùng đôi dép tốt của thằng bạn nhưng tình cảm quá khăn khít khiến nó không bận tâm nhiều.
    Thỉnh thoảng, nó đến gọi thằng bạn đi làm ăn lại bắt gặp ánh mắt buồn rười rượi, nó biết thằng bạn đang buồn vì phải sắp lại xa nó. Một đứa đi học xa một đứa thì cô đơn, lủi thủi một mình. Nó cũng buồn lắm nhưng nó cũng muốn học để mong sau này có công việc kiếm được thiệt nhiều tiền để giúp ba má. Nó cũng hứa với lòng nó đi học để sau này về còn giúp thằng bạn nó thoát cái cảnh nghèo cô này nữa.
    Nhiều lúc nó lặng im khóc một mình vì không muốn ai thấy và nhất là thằng bạn nó. Cảm xúc trong người nó khó tả quá, nó không tưởng tượng được khi nó đi hoc xa như thế thì ai sẽ lo cho nó lúc đau ốm, ai sẽ đi hái lá xông đây, ai sẽ bên cạnh nó chia sẽ buồn vui với hắn. Nhưng rồi nó cũng nuốt hết nước mắt vào trong lòng, để nuôi cho cái hy vọng đổi đời cho nó và bạn nó.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Cuối tháng 8...
    Nó chuẩn bị lên huyện học rồi. Hai đứa cùng lên thị trấn trước để còn lo thuê chỗ trọ để ở, mang theo mấy cái soong, cái nồi, nhưng chén, đũa, muỗng nó mang hai cái, vì nó mong lắm thằng bạn sẽ lên thăm hắn thường xuyên. Nó sợ không có chén cho bạn hắn ăn cùng.
    Sau cả buổi sáng cuốc bộ hai đứa cũng tìm được một chỗ trọ tuyệt vời, một ngôi nhà hoang mà người chủ đã để lại, đi xây nhà mới ở khu khác khang trang hơn nên cho nó ở miễn phí. Hai đứa nó vui mừng ôm nhau nhảy nhót cảm ơn rốt rít. Chiều đó hai đứa dọn dẹp nhà của ngăn nắp, phát hết cây dại xung quanh, hì hục làm việc đôi lúc lại nhìn nhau cười toe cả miệng. Chiều tối chúng nó lại cuốc bộ về làng, rồi hẹn nhau mai đi rà sắt cùng nhau bữa cuối để ngày kia nó lên huyện ở lại học.
    Từ sáng sớm, hai thằng đã gọi nhau í ới để cùng xuất hành lên khoảng rẫy mà chiều ngày hôm qua khi đi trên thì trấn về nó thấy có đám đốt rẫy. Theo thằng bạn nói thì nơi ấy nhiều sắt lắm vì có rất nhiều hố bom.
    - Phen này sẽ kiếm được kha khá đây! Thằng bạn vừa nói, vừa cưới đắc thắng.
     Sau hơn một tiếng đồng hồ thì nó đã kiếm được kha khá nên sinh lười. Mặc cho thằng bạn cứ miệt mài rà và đào đất lấy sắt mà thân người thì ướt đẫm mồ hôi. Nó lẻn vào tán cây bên đôi cạnh đó hơn chục mét, rồi đổ hết bao tài sản ra ngắm ngía. Bỗng...
     Bùm....! Một tiếng nổ cực lớn vang dội cả một khoảng trời. Nó thấy, khói và đất bay tung tóe khắc nơi, ngực tức không chịu nổi. Sực nhớ đến thằng bạn nó quay lại nhìn, bắt gặp một nụ cười thật đẹp từ khuôn mặt đen nhẻm, rồi thằng bạn nó từ từ khụy xuống mặt đất lam lỗ. Chạy thật nhanh đến nó thấy cả một vùng đất bị cày xới lên, màu máu đỏ đang ứa ra, máu từ miệng thằng bạn đang chảy ra, mắt dán vào người hắn. Nó ôm chầm lấy tám thân nhầy nhụa máu ấy, khóc thét lên! Thằng bạn vẫn cười như thế - một nụ cười pha lẫn sự đau đớn tột cùng.
    Bạn nó tắt thở rồi nhưng sao ánh mắt vẫn nhìn nó hiền lắm, hiền lạ thường...
    Nó lẩm bẩm gì đó rồi vuốt mặt để bạn nó yên nghỉ. Áo nó ướt hết vì máu, người trong làng kéo đến thật nhanh họ đưa cái xác cả hai thằng về vì nó cũng ngất đi trong sự đớn đau tột cùng.
    Sau mấy ngày, xong xuôi việc chôn cất cho bạn nó, nó lên đường đi học nó đã lẩm bẩm với bạn nó trước lúc nhắm mắt sẽ học thật tốt rồi.
    Thế rồi thời gian trôi thật nhanh nó học xong xuôi, tìm được một công việc lương cao ở một công ty nước ngoài, nó về xây nhà cha ba mẹ. Rồi cưới vợ và sinh được một đứa con kháu khỉnh. Rồi nó cũng có nhà riêng ở quê, nó lập bàn thờ cho bạn để trong nhà xem như người thân ruột thịt. Ngày giỗ bạn, nó vẫn mang đôi dép cũ kỹ ra ngồi ngắm ngía thật kỹ từng vết xướt, từng vết một như từng nhát dao kỷ niệm đang cứa vào người nó, nó thấy nghẹ đắng nơi cổ họng, mắt nhòe đi trong khi tâm trí lại ùa về bao nhiêu kí ức đỏ thẫm màu máu về một đứa bạn...
    Chiều chiều nó cứ đưa mắt nhìn xa xăm về cánh đồi đó - cánh đồi đã lấy đi một phần thân thể của thằng bạn tội nghiệp, một nửa tuổi thơ đẹp của nó...
    Bạn tôi ơi...!?
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 20:09

    TÊN ĂN TRỘM


    Cũng từ sau đêm hôm đó, tôi lặng lẽ đi theo chị làm người canh chừng đầy nhiệt tình mà chưa từng vặn vẹo, lý do lý tứ thêm một lần nào nữa. Tôi là tên ăn trộm.

    ***

    “Cướp!... Cướp!...”

    Tôi thả phịch bó rau xuống đất, lách nhanh giữa đám đông đang dáo dác bởi tiếng la cảnh báo đột giữa chợ, lao nhanh theo tên móc túi. Chợ đông, chen chúc bao kẻ mua, người bán làm bước chân tôi cứ líu quíu, luýnh quýnh cả lên. Người đuổi đã khổ, kẻ chạy cũng không mấy suôn sẻ, coi bộ chỉ chực ngã dúi dùi xuống đất.
    Cuối cùng, tôi cũng tóm được thủ phạm với đầy đủ tang vật trong tay. Một cậu nhóc độ hơn mười tuổi, gầy tọp run rẩy trước mặt tôi chừng co rúm lại. Ánh mắt hãy còn trong veo ngước nhìn khổ chủ như van lơn.
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    [font]
    Vài người đi chợ dừng lại lớn tiếng chửi mắng “Đồ con nít mới mở mũi mà đã biết ăn trợm rồi đó nợ, kiểu ni khi lớn lên có mà thành quân cướp của giết người mất”, “Đánh cho hắn trận cho hắn chừa cái thói trợm cướp”, “Tống đầu hắn vô tù cho chừa”, “Báo công an chưa?”,…Chưa đầy một phút, cả góc chợ huyên náo hẳn lên, hàng trăm hàng nghìn ánh nhìn đều đổ dồn cả về phía tôi và cậu bé. Bao nhiêu sự đồng cảm với tôi thì có gấp bấy nhiêu chục lần sự sĩ vả, lăng mạ đổ lên đầu cậu bé mà tuổi mới lấp kín mấy đầu ngón tay trên đôi bàn tay của mỗi người. Có bà béo phị thản nhiên hắt lên đầu tên trộm oắt con ly trà uống dỡ.
    Tôi chao đảo nhìn đám đông vây quanh mình đang lớn dần lên rồi nhìn cậu bé móc túi và một ý nghĩ lờ mờ không rõ ràng lờn vờn trong đầu. Hình như mình vừa làm gì đó không đúng thì phải. Một tay, tôi ôm chặt lấy vai thằng bé, tay kia nhọc nhằn tách vội lối đi vấp váp luồng ra khỏi đám đông.
    Đối tượng để bao con người to lớn trút lên đó cơn bực dọc vì vừa bị mua hớ mớ hàng, lỡ mối “mi xưa” hay chỉ đơn giản là trò hề miễn phí giữa chợ của một ngày đẹp trời bất ngờ được chính kẻ níu nó lại giải thoát làm họ ngớ đi hết mấy giây. Dăm người cụt hứng bỏ đi cùng cái cười mai mĩa nhưng cũng lắm bộ não còn tò mò lần theo xem sao.
    Hai tên đào tẩu mà trong đó tôi là bất đắt dĩ, vòng qua cổng chợ, men theo con hẽm nhỏ thoát ra ngoài đường lớn, đáp chân tại quán nước mía lụp xụp bên vỉa hè. Thằng bé hổn hển nốc cạn ly nước mát lạnh rồi thở phù mệt nhọc ngước mắt nhìn tôi “Con đói quá cô ơi!” Tôi lật đật chạy sang bên kia đường bê về tô bún còn nghi ngút khói thơm lừng rồi ngồi nhìn thằng bé ăn ngon lành mà nghe dòng ký ức rần rần ùa về trong tim. Chẳng phải, tôi đã từng là tên ăn trộm như cậu bé này hay sao. Trước mặt tôi, hình như đang hiện hữu một cô bé Lan của hơn hai mươi năm về trước.
    Nhà tôi lúc đó nghèo lắm, ba má quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫn thiếu trước hụt sau. Anh em tôi vì thế mà chẳng mấy đủ đầy, đến cơm trắng còn thèm đau thèm đớn còn không đủ ăn cho no, cho thỏa thích thì lấy đâu mơ đến kẹo bánh, quà vặt. Vốn là đứa dễ nuôi, thỉnh thoảng má lại gởi tôi về bên ngoại để con được no cơm. Dần quen, tôi hết ở nhà này đôi bữa lại sang nhà kia, miễn sao được ăn cơm, được ngủ và không bị đuổi là ổn.
    Trong dãy dãy ký ức đi ở lang của tôi, có một góc nhỏ dành riêng cho bao ngày tạm cư cùng chị (người mà tôi vẫn quen xem như chị Hai của mình) trong ngôi nhà tình nghĩa của nội để lại bên sông. Chị là đứa con lớn và duy nhất của cô tôi. Cô, dượng theo đoàn dân công vào núi và vĩnh viễn không quay về. Chị lớn lên cùng con nước lớn nước ròng, cùng đôi rãnh khoai sau vườn mà vị đất quánh đặt mùi nước lợ.
    Nội tôi mất khi chị mới lên mười. Chị vẫn côi cút bên sông cùng hai chú của tôi, những gã trai còn mê chơi hơn cả về nhà. Ngày qua ngày, ngoài một buổi đến lớp, chị bám sông, bám ruộng phụ cậu kiếm cơm vào nồi, góp tiền học phí. Đôi bữa, má gởi thêm cho chị *** gạo, lít dầu, túm khoai khô, vài quyển vở, mấy đồng bạc nhốm mồ hôi.
    [/font]
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    [font]
    Mấy hôm, chị ghé qua ngang chở tôi về chơi với chị. Tôi mừng hú, cuốn vội bộ áo quần cắp nách chạy theo. Ngôi nhà bên sông lồng lộng gió, tiếng lá dừa nước lạo xạo như hát ru cả ngày. Nhưng tôi mê nhất là được đi nò cùng chị mỗi nhá nhem.
    Chiều, chị lôi xô đèn trong góc nhà ra húy hoáy lau chùi. Tôi tò mò chống gối đứng nhìn. Mớ đèn được làm từ mấy cái chai thủy tinh bị cắt bỏ phần cổ nhỏ bên trên trông hay phải biết mà tôi tha hồ xách chạy lơn tơn ra ngoài gió vẫn không sợ tắt. Thứ đèn sẽ thức suốt đêm trên sông đánh lừa lũ tôm cá tự chui đầu vào nò để mắc kẹt luôn ở đó.
    Khi tất cả đèn được thắp lên là lúc tôi lật đật hạ tấm liếp cửa, vác cây dầm con con chạy nhanh ra bến. Tôi được ngồi đằng mũi, thọc cây dầm xuống nước khuấy liên hồi. Hai nhìn tôi cười tươi roi rói “Bơi chị lạ rứa nàng, nhìn chị bơi mà bơi theo nì.”
    Bơi chán, tôi thả dầm, quay lưng để cả người lọt gọn lỏn trong khoang mũi, hai chân buông vắt vẻo ngoài be ghe. Mặt đối mặt với Hai, tôi hát nghêu ngao. Chị cũng hát, tiếng hát của cô gái mười lăm trong veo, thanh thoát trôi dài một khúc sông. Phía sau dãy núi xa tít, mặt trời đỏ ối như mai rạm nướng chìm dần, chìm dần.
    Thấp thoáng, một vài ngọn đèn đã được treo lên như những con mắt ti hí ngầu đỏ của loài thủy tộc ăn đêm trong câu chuyện ngoại kể hôm nào. Trời tối nhanh phủ lên mặt sông màn đêm lấp loáng. Dăm câu hò, vài điệu ba lý hay tiếng í ới gọi nhau trò chuyện đánh thức cả dòng chảy êm ả.
    Chị hì hụi cắm hết cái nò này lại lần sang que nò khác kiên nhẫn, tỉ mẩn. Khi tất cả nò được cắm xuống, đèn treo lên lay lắt, chị quay nhìn tôi hỏi nhỏ “Đi chở nước với chị nhe?” “Trời! đi chở nước mà phải bí mất rứa à?” Chị cười bí hiểm “Muốn đi thì phải im lặng, không được nói lớn, đi khẽ, đặc biệt chặp nữa phải đứng canh cho Hai, hễ có người đến là kêu chị liền rồi chạy nhanh xuống ghe, rõ chưa!”
    Tôi răm rắp làm theo lời chị mà chẳng hiểu gì cả. Chiếc ghe sè sẹ tấp vào một bến lạ, tối om om. Chị buộc vội dây ghe vào túm lát rồi bước lên bờ. Tôi lò dò bước theo “Hai ơi! Răng Hai không quảy theo gàu?” “Suỵt! im! Bé đứng ở đây canh chừng nghe không, có người là kêu Hai liền hỉ”. Vừa sợ ma, vừa hồi hộp vì những điều trọng đại bí ẩn sắp diễn ra khiến toàn thân tôi cứ run lên như cầy sấy. Chị lụi bụi chạy sâu vào trong bờ mất một lúc mới trở ra cùng mớ đồ lùng bùng trên tay. “Đi thôi!” Tôi thót lên ghe nhanh chóng. Bơi hết một đoạn khá dài mới nghe tiếng chị thở ra đánh thượt, giọng giòn tưng “Đi chơi dui không nhóc?” “Mô phật! Hai để em đứng một mình, sợ ma muốn chết mà dui dẻ nổi chi ác rứa”. Hai cười rộn rã làm tôi cũng vui lây “Nhỏ biết lúc nãy chị em mình đi mô không? Đi ăn trợm đó nàng ngớ nợ!” “Ăn trợm?” Tôi hốt hoảng lặp lại rồi buông dầm nghe toàn thân bủn rủn. Tôi không nói, chị cũng không hỏi gì thêm mà say sưa hát về tới nhà.
    Tôi theo chị ra bếp, ngọn đèn dầu lay lắt chút hơi nóng mỏng manh. Chị hí hửng “xử lí” mớ “chiến lợi phẩm” vừa thu được. Một ít đậu phụng, vài trái thơm vừa già tới, buồng chuối còn xanh ngắt mà mủ chảy dài từ cuống. Tất cả đều được cất gọn gàng vào buồng.
    Hôm sau, tôi được chén một bữa đậu hả hê mặc dù phải trốn chui trong bếp.
    Cách dăm hôm, chị lại rủ tôi đi nò lần. Nó lần là một sở nò nhỏ, nằm sâu trong hốc. Do đó, việc đặt, đổ nò không nhất thiết phải dùng ghe như nò lớn trên sông. Đêm đó trăng non, chị em tôi quyết định dắt tay nhau tản bộ dọc bờ đê xuống nò. Con đê ngăn sông với đồng mà người dân quê đắp bằng cả mồ hôi, nước mắt hằng bao năm trời. Bên trong đê, ruộng lúa xanh mơn mởn, vài hàng khoai trên mấy thửa ruộng khô sắp đến ngày cho thu hoạch cũng cố vươn lên hứng những giọt sương đêm mát dịu.
    “Đứng im đây chờ chị một chút nghe?” Nói rồi, Hai lôi từ trong xô đèn ra một cái bao lát con con, xoắn quần lom khom dò bước về phía mấy hàng khoai. Chị đi ăn trộm, lần này thì tôi đã biết. Tôi dáo dác cặp mắt non tơ ngó hết bên này lại dòm bên kia. Sao hôm nay Hai mần lâu quá chừng lâu làm rôi run muốn xỉu tại chỗ. Cuối cùng, chị cũng ra hiệu cho tôi rút lui, mọi việc đã xong.
    Đi độ một đỗi bờ đê, tôi phát hiện có người đi nò muộn. “Hai! Hai!” tôi líu lưỡi “Có, có người”. Chị kéo tôi nằm dài dưới mép đê, thấp thỏm chờ đợi. Bóng người đổ dài trên mặt đê đen ngoàm lướt nhanh trước mặt chị em tôi. Tôi thở phù, nằm bật ngửa trên thảm cỏ mát rười rượi, hướng ánh nhìn lên vầng trăng cong cong như lưỡi liềm “Răng phải đi ăn trợm chi rứa Hai? Ba má nói ăn trợm là không tốt Hai nợ.” Chị trở mình nằm lặng lẽ bên tôi, giọng nghe buồn lắm lắm “Chị biết, nhưng nếu chị không làm ri, ngày mai chị sẽ bị đói, nhà hết gạo rồi mà chị thì không có ba má như em”.
    Tiếng gà gáy te te ngoài bụi tre, chị đã thức giấc tự bao giờ. Tôi khật khưỡng bước thấp bước cao xuống bếp đã thấy nồi khoai nóng hổi tỏa ra luồng khói thơm nức. Chị gói vội một củ thật to vào tàu lá chuối khô ra ngõ đứng đợi. “Hân! Ăn củ khoai cho ấm bụng rồi đã đi nò, tau mới trồng tối qua đó”. Chị Hân nhìn Hai tôi cười thay lời cảm ơn. Chị Hân là con nuôi của chú thím Hai. Nhà chú thím nghèo chẳng kém gì nhà tôi, lại đông con. Vì vậy, bữa sáng với chị Hân là chuyện hi hữu. Chị lại phải làm quần quật từ sáng đến trưa nên củ khoai nóng trên tay Hai tôi lúc đó thật ý nghĩa.
    Cũng từ sau đêm hôm đó, tôi lặng lẽ đi theo chị làm người canh chừng đầy nhiệt tình mà chưa từng vặn vẹo, lý do lý tứ thêm một lần nào nữa. Tôi là tên ăn trộm.
    [/font]
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    [font]
    Rồi chị rời bến lên núi sống cùng mấy chú của tôi. Nhà tôi về bên bến giữ gìn, hương khói chút gốc rễ nội để lại. Lòng tôi vẫn nhớ đau đáu những bữa “đi nò” cùng chị. Tôi thèm được làm tên ăn trộm bên chị thêm một lần nữa.
    Tôi lớn lên, cuộc sống mưu sinh kéo dài khoảng cách giữa tôi với bến sông quê dào dạt hôm nào. Cả tôi và chị đều đã yên bề gia thất. Con bé “trộm vặt” năm xưa đi vào ký ức, để sáng nay dần dật ùa về trên gương mặt non tơ của cậu bé đang hùm hụp húp sạch tô bún trước mặt tôi lúc này. Cậu bé vừa thò tay móc từ túi tôi ra tờ năm trăm ngàn xanh mướt.
    “Con cảm ơn cô! con phải đi đây.” Cậu bé đứng dậy, vội vã quay đi. “Con đi mô bây chừ?” “Con đi tìm mẹ!” “Tìm mẹ?” Thằng bé ngần ngừ một chút ra chiều suy nghĩ. Xem chừng, tôi cũng là người đáng tin, nó ngồi lại ghế, mặt cuối gằm xuống đất “Ba mẹ con li dị lâu rồi. Ba có vợ khác nên không thương con nữa. Ba bận chăm sóc mẹ hai với em Ti. Con trốn nhà đi tìm mẹ, con nhớ mẹ. Con nghe mẹ hai nói mẹ con ở gần đây nhưng con tìm hoài mà không thấy. Con đói quá nên mới làm liều, cô tha lỗi cho con, nghe cô!”
    Tôi ngỏ ý đưa thằng bé về nhà. Nó đứng lặng im lâu thật lâu rồi gật đầu đồng ý “Cô đứng nói với ba con đã ăn trộm nghe cô, ba đánh con chết mất”.
    Người đàn ông độ ba bảy, ba tám tuổi ra mở cửa. Ngôi nhà hai tầng khang trang, sân vườn đẹp đẽ, chiếc ô tô màu ghi bóng loáng bên thềm. “Cô tìm ai?” Thằng bé lừng khừng bước tới. “À! lại là cái thằng mất nết ni, mi lại gây họa nữa rồi chứ chi”. Bàn tay giơ lên chực vụt vào đôi má non tơ của đứa trẻ. Tôi ngăn vội “Không! Thằng bé con anh ngoan lắm. Nhờ cháu mà em mới tìm lại được cái ví bị đánh rơi trong chợ. Em đưa cháu về nhà để trực tiếp cảm ơn gia đình đã nuôi dạy cháu bé tốt thế này.”
    Tôi quay về mà lòng buồn não nuột. Ngày xưa, tôi và chị ăn trộm vì thiếu đói, vì bố mẹ không thể lo nổi bữa cơm cho con. Bây giờ, cậu  bé đang sống trong nhung lụa nhưng vẫn phải ra chợ móc túi. Nó đi tìm chút tình thương bị cướp mất.[/font]
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 20:22

    BỮA CƠM TRẮNG


    Đã hai mươi mùa nắng trôi qua. Đã hai mươi mùa mưa đổ xuống ngôi nhà nhỏ bên sông. Má vẫn âm thầm ngồi thở dài ngoài đầu hè, đôi mắt dõi về phương Nam mòn mỏi.

    ***

    Nắng đổ dài một vệt thăm thẳm trên cánh đồng xanh mút mần. Mấy đứa trẻ con túm tụm nhau đằng ngã ba, xôn xao bàn tán. Có lẽ, bọn chúng sắp bày trò trốn tìm. Gương mặt đứa nào đứa nấy căng ra rồi chùng lại đầy vẽ triết lý. Thằng Tuấn, lớn nhất bọn, dõng dạc tuyên bố điều gì đó rồi cả đám ngúc ngắc mấy cái đầu hoe nắng tán thành. Trời ạ! Có gì đâu, chẳng qua cũng chỉ cái luật chơi mà bọn con nít chúng tôi đã thuộc làu làu còn làm ra bộ trịnh trọng. Nào là không núp gần chủ, không chơi cứu, không được nhìn trộm. Chỉ có bấy nhiêu đấy thôi. Anh em tôi nép trong kẹt nhà nhìn theo ao ước. Bọn chúng đã thống nhất và dùng cách "nhiều ra ít bị" để lựa chọn đứa bị phạt đầu tiên. Trò chơi cứ thế càng ngày càng cuốn hút mà không có anh em tôi.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Tôi luôn là đứa chơi tệ nhất bọn. Chỗ nấp quen thuộc của tôi ở ngay ngọn cây dừa mới cao hơn đầu người hay gốc vú sữa sau nhà. Đôi khi, tôi nằm dài dưới rãnh khoai, khuất sâu trong đám lá tốt mù. Nhưng mấy lúc như thế, tôi không chỉ canh chừng tên nhóc giữ trụ, mà còn phải canh chừng cả má. Má mà nhìn thấy, thể nào cũng cho tôi một trận "Con nhỏ ni hư thiệt hè, dập hết lá khoai rồi còn mô nữa!" Tôi đứng đực ra, mặt cuối gằm xuống đất chờ má quay lưng là vụt chạy, tiếp tục nhập bọn với đám nít đang nhìn tôi hê ha.
    Nghĩ đến đó, bất giác, tôi phá lên cười. "Con nhỏ ni, bộ mi khùng hả?" Tôi nín bặt, quay sang nhìn vẻ mặt buồn thiu như con mèo bị thả sông của anh hai. Hiện thực dồn dập ùa về. Tôi nghe rõ tiếng lạo xạo của bụng mình. "Hai ơi! Hôm qua Hai có kịp ăn miếng mô không? Em chẳng kịp ăn tí chi hết, chừ đói quá Hai nợ". "Thì tau cũng đã kịp ăn chi mô. Mà con gái tụi bây chỉ biết ăn thôi à?" "Răng Hai lại la em!?" Tôi òa lên khóc.
    Khi mâm cơm trưa dọn lên, đĩa cá sơn, cá móm chiên giòn thơm phức, chén mắm tiêu sóng sánh, nồi cơm nghi ngút hương gạo mới phả vào lòng cặp trẻ đói cái nhìn hau háu thèm thuồng chờ đợi. Chiếc đũa cái to bè như mái chèo trong tay má cắm sâu xuống rồi hất tung lên, xới tơi những hạt cơm mềm ướt. Anh em tôi háo hức đón chờ bữa ăn thịnh soạn từ tay má. Bỗng chốc, cái rùng mình ùa tới, đôi hàng nước mắt trào ra ướt đẫm trên khuôn mặt non tơ, đen nhẽm. Ba tôi hét lên chừng nãy lửa "Bà im đi, được rồi, từ nay bà muốn làm chi thì làm, tôi không biết". Ba hất luôn mâm cơm trước mặt ra sân, đứng phét dậy. Mấy cái chén rơi tự do xuống nền gạch vỡ toan lẻng xẻng. Anh tôi chụp vội chiếc trã đặt nồi cơm cố níu giữ chút gì đó cho cái bụng rỗng tuếch. Không kịp, bước chân ba vô tình đá phăng nồi cơm tung tóe giữa sân. Cái trã nằm gọn lỏn trong lòng anh tôi đen ngoàm. Tôi khóc thét lên. Má cũng khóc, giọng má méo máo than trời kêu đất.
    Nghèo đói, cơ cực khiến con người ta trở nên bần cùng. Má lăn lộn giữa sân bên mâm cơm đã nhem nhúa. Lòng người đàn ông chỉ muốn vươn lên với đời bị buộc phải chùng lại, quẫn bách cùng ba bữa cơm mỗi ngày hòa trong nước mắt của đàn bà, con dại biến họ thành người cộc cằn, thô bỉ. Ba sấn tới túm lấy tóc má giằng mạnh, bàn tay vung ra đánh bộp vào gò má trơ hốc với màu thời gian vừa lấm tấm. Má tuột khỏi tay ba, mà đúng hơn, ba buông thỏng tay mình cho người đàn bà chung chăn gối vụt chạy để rêu rao khắp xóm cái thành tích mà chồng bà vừa gây ra với bà. Ba dắt xe ra đi, những vòng xe cọc cạch, quằn quại dưới cái nắng của một trưa hè đổ lửa.
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    [font]
    Thôi thì như một cái cớ, má kêu trời, khóc đất hết bụi tre này đến bến sông kia. Ngôi nhà chỉ còn lại hai đứa trẻ ngồi chết trân trong góc. Bữa cơm trưa trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho con Tô, lão Miu và đám gà cồ gầy tọp. Trời ơi! Lũ chúng mày còn tranh nhau nỗi gì chứ, bữa trưa của anh em tao giờ của chúng mày rồi còn gì!
    Màn đêm rũ rượi buông trùm kín căn nhà lạnh te với ánh đèn dầu lay lắt. Má lê từng bước chân nặng nhọc vào nhà nằm phịch xuống ván. "Tao chết cho rồi. Tụi bây ráng mà sống với ba bây. Tao chết đi cho ổng hả dạ". Tôi bò tới ôm chầm lấy má van vỉ "Con lạy má, má đừng chết bỏ con mà má". Nước mắt tôi chảy dài với đôi tiếng nấc nghẹn ngào. Anh Hai tôi ngồi im trong góc, mặt cuối gằm xuống lầm lì. "Răng mà phải nén chịu khổ quá rứa Hai. Hai muốn khóc thì cứ khóc to đi, muốn gào thét hãy gào thét đi. Mấy móng tay kia có tội chi đâu, Hai cắn chi mà cắn miết cho bật máu ra rồi Hai kìa".
    Hai tôi ngủ luôn trong góc nhà co ro như con chó Tô. Tôi thiếp đi bên má, chốc chốc lại giật thót mình ghé tai bên mũi xem má có còn thở nữa không. Chập chờn thức, chập chờn ngủ cho ánh trăng mặt sức lênh láng liếm láp những hạt cơm còn vươn vãi trên nền gạch. Con Tô nhảy vồ ra sủa dồn lên mấy tiếng. "Phịch!" nó cụp đuôi ẳng vội ra bến. Ba về. Ba liêu xiêu bước thấp bước cao trên mấy bậc thềm. Tấm liếp cửa đánh bật xuống nền tròng trành. Ba đứng đó, đen đặc trước mặt tôi. Giọng ba hằn học, nhàu úa thứ ngôn ngữ thề bồi của những con người chìm sâu dưới mục rữa cuộc sống.
    Bằng chút sức lực mỏng manh của đứa trẻ lên sáu bị bỏ đói từ trưa đến tối, tôi cố đẩy ba ra. Nhưng khi cơn tức giận đang dâng lên cuồn cuộn chừng cuốn phăng tất cả những bức bách, khốn cùng ra ngoài thì sự cố gắng non dại, yếu đuối của tôi vô hình trở thành lực cản. Bàn tay ba giơ lên "bốp". Khắp các cơ mặt tôi tê dại, toàn thân tê dại, đầu óc quay cuồng. Tôi đổ ịch xuống ván, chìm sâu trong đau đớn, trong cơn đói cồn cào, trong sợ hãi đến tột cùng.
    ...
    Sáng hôm sau, khi tôi tỉnh dậy, đã thấy ba dắt xe ra đi bỏ lại sau lưng mấy tiếng chửi đổng. Anh tôi vẫn ngồi trong góc nhìn theo bằng đôi mắt đờ đẫn. Đầu kia tấm ván, má nằm nghiêng, dáng điệu co quắp, mặt úp vô tường. Tôi nín thở để nghe tim má đập, để thấy nhúm cơ bụng của má phồng lên rồi xệp xuống. Với đứa con nít như tôi thế có nghĩa là má vẫn còn sống.
    Tôi lò dò xuống bếp. Căn bếp lạnh tanh, bụi tro bị gà bới tung tóe. Tôi múc luôn gáo nước lạnh cho vào bụng. Bữa sáng của anh em tôi chỉ có vậy. Thằng Tít lơ láo chạy sang rủ anh em tôi chơi nhảy dây. Chừng như đoán được điều gì đó đang xảy ra, nó nhét vội miếng ổi ghẻ chua lè vào tay tôi rồi chuồn thẳng, bỏ mặt anh em tôi trong kẹt nhà lâu, thật lâu.
    Non trưa, bà Năm sau nhà chống gối sang hỏi thăm. Hai người đàn bà một già, một trẻ tỉ tê chuyện gì đó mà anh em tôi không tài nào hiểu được. Tôi nghe tiếng má khóc thút thít, tiếng sịt mũi sột soẹt, tiếng bà Năm thở dài "Nhìn hai đứa nhỏ thương quá chừng mà bây. Thôi thì cũng do cái tội nhà nghèo mà ra."
    "Tội nhà nghèo là tội chi rứa Hai, là anh em mình làm ba má buồn hả Hai?" Hai tôi đưa mấy móng tay cụt ngủn lên miệng cắn thay cho câu trả lời.
    Bà Năm nhòm nhòm, ngó ngó quanh gian bếp. Cái nồi nấu cơm méo mó đủ chiều nằm sóng soài trên chạn tre như thách thức cả chục hay cả năm bảy chục lần bị nện xuống nền, đá ra sân, ném vào bụi tre hay hất tung lên gốc dừa. Cái lý do để nó bị hành hạ có đủ, mà nó thì có tội gì đâu. Chỉ như trưa qua "Tui nấu cơm trắng đó, ông ăn đi rồi tối cho mấy đứa nhỏ nhịn đói." "Tui làm đến còng lưng, mờ mắt, chẳng lẽ muốn ăn bữa "cơm không" cũng không được hay răng mà bà lầm rầm miết rứa!?" "Tui có lo, có giữ cũng cho con, cho cái nhà ni chớ có dành chi riêng cho tui mô nơ." Chỉ có bấy nhiêu đấy thôi.
    Dấu tích của một ngày lộn xộn, của ba bữa tắt bếp làm bật lên cái chép miệng xót xa từ khuôn mặt móm mém của bà Năm. "Thằng Mót đi nấu cơm cho em ăn đi con". Hai tôi khẽ lắc đầu, có lẽ Hai không muốn nói "Gạo đâu còn mà nấu hở bà Năm!" Những hạt gạo cuối cùng đã thành cơm từ trưa qua, bữa cơm mà anh em tôi đành nuốt nước mắt nhìn lũ chó mèo hí hửng chén đến no cành.
    Tôi nhào tới níu chặt lấy tay bà Năm "Bà Năm ơi, bà Năm đừng dề, chút nữa ba con dề không có bà Năm, ba đánh má chết mất". Bàn tay xương xương, khô háp gỡ nhẹ tay tôi "Chừng mô ba con dề, con kêu cái bà Năm qua, bà dề cho heo ăn cái đã."
    Tôi buông thỏng đôi tay hụt hẫng nhìn vị cứu tinh của mình lụm khụm bước đi. Ngoài kia đám bạn vẫn tíu tít cười nói.
    [/font]
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    [font]
    Tôi níu tay Hai thủ thỉ "Ước chi ba đi luôn không dề nữa Hai hè!" Hai gõ đầu tôi một cái rõ mạnh "Đồ ***. Ba không dề thì ai đi nò kiếm tơm cá, rồi lấy tiền mô mua gạo cho mi ăn!" Hai nghĩ được nhiều vậy ư. Ừ thì Hai lớn hơn tôi, là anh của tôi còn gì. Nhưng nếu ba về, thể nào cũng xảy ra cãi vã, la khóc rồi giằng xé, đánh đập. Nước mắt tôi trào ra "Ba má không cãi nhau nữa đâu phải không Hai. Má cũng không chết mô Hai hè?"
    Lũ con nít chơi chán hú nhau ra sông tắm. Anh em tôi vẫn ngồi đó nhìn mãi miết về phía con đường đất ngoằn ngoèo mà nghe cơn đói cồn cào thấm sâu trong từng thớ thịt.
    "Thằng Mót, con Chút qua đây ăn cơm với bà, nghe không!"
    Đã bao nhiêu lần anh em tôi được bà Năm cho ăn ké như thế này rồi nhỉ. Tôi không nhớ, Hai cũng không nhớ. Chỉ biết, cứ mỗi lần ba má cãi nhau là anh em tôi lại dắt díu sang nhà bà Năm xin cơm. Bữa cơm nhà bà Năm ngon đáo để. Bà hết xới cơm cho đứa này liền quay sang gắp mắm cho đứa kia. Anh em thằng Tít, thằng Nô được bà yêu hơn cả hủ nếp để dành. Tụi nó phải xa ba má từ nhỏ, mỗi năm, may mắn lắm cũng chỉ được gặp ba má có một lần nhưng chưa bao giờ tôi thấy chúng nói nhớ nhung gì cả. Nghe đâu, năm thằng Nô được một tuổi, trời làm mấy trận lụt lớn lắm, mùa màng mất trắng. Vợ chồng chú Hai đành rứt ruột để con lại cho bà, xuôi tàu vô Nam kiếm sống. Vậy mà đã ngót năm năm rồi cơ đấy. Cũng nhờ có thế mà bọn nó được ăn cơm trắng luôn. Thỉnh thoảng còn được ba má gởi cho mấy tấm áo đẹp cực. Như bọn nó mà lại sướng đến để đấy chứ.
    Cái đói buộc con người ta phải dẹp bỏ lòng tự trọng. Má lục tục trở dậy, bắc nồi khoai khô lên luộc. Anh em tôi thôi sang ăn chực nhà bà Năm.
    Màn đêm đã tràn ngập con đường trước mặt mà ba tôi vẫn chưa về. Hai đứa trẻ con ngồi bệt đầu thềm đợi ba. Con Tô hết thè chiếc lưỡi dài nhằng liếm lấy liếm để mấy ngón chân của Hai lại quay sang dúi dúi đầu vào tay tôi làm bộ nũng nịu. Má đã trở vô ván nằm.
    Khuya, sương xuống ướt mem, anh em tôi phơi bụng ngoài trời, ngủ ngon lành. Đêm đó ba không về.
    Tang tảng sáng, lũ gà gáy te te khắp xóm, tiếng chổi dừa soàn soạt trên sân. Má đã rời ván ra hè quét dọn hay quay trở vô bếp thu thu, vén vén.
    Cả ngày hôm đó ba cũng không về. Anh em tôi ngồi lì ngoài bậc thềm đợi ba. Chốc chốc, chừng mỏi mắt, Hai kéo tôi vô chỗ kẹt nhà ngó hoài con đường đất sét oằn oại.
    Sẩm tối, cô Ba, chủ quán rượu trên đường cái, ghé đưa cho má mãnh bao thuốc lá gấp làm tư ngay ngắn. "Anh Bảy nhờ tui đưa cái ni cho chị. Không biết ảnh đi mô mà gấp lắm, ghé qua chưa kịp hỏi han chi hết đã đi rồi."
    Tay má run run gỡ từng mép giấy. Má cặm cụi đọc. Có gì trong đó mà má đọc kỹ vậy nhỉ! Chừng lâu lắm má mới ngẫng mặt lên, nước mắt trào ra ràn rụa "Ổng giận tui, ổng nói ổng đi vô Nam lập nghiệp, khi mô giàu có như người ta ổng mới dề. Tui khổ quá chị Ba ơi!" Cô Ba quán rượu hết nhìn má, quay sang nhìn chúng tôi ái ngại.
    Từ hôm đó, ngày nào Hai cũng ra sông bẻ lá dừa ghép thuyền. Hai viết viết, vẽ vẽ lên đó mấy chữ thật khó hiểu mà Hai bảo với tôi là "viết thư cho ba". Hai ghép cả chục, cả trăm cái thuyền như thế rồi thấp thỏm đứng nhìn. Có cái mới ra khỏi bến đã chìm nghỉm, có cái trôi được một đoạn thì mắc kẹt luôn trong nò của người ta. Cũng có cái kiên nhẫn trôi dài theo dòng nước.
    Cũng từ sau buổi chiều nhập nhoạng ấy, má trở thành người khác hẳn. Má ít nói, ít cáu bẳn hơn mấy hồi mà lầm lũi, buồn hiu hiu, cái nhìn mòn mỏi mong chờ. Má hay ngồi một mình ngoài đầu hè thở dài thườn thượt. Có lẽ má chờ ba, má nhớ ba lắm, nhớ người đàn ông túm tóc đánh bộp vào mặt má trưa nào.
    Ba vẫn chưa về.
    Đã hai mươi mùa nắng trôi qua. Đã hai mươi mùa mưa đổ xuống ngôi nhà nhỏ bên sông. Má vẫn âm thầm ngồi thở dài ngoài đầu hè, đôi mắt dõi về phương Nam mòn mỏi.
    Ngày mai tôi sẽ cắp nón theo chồng mà không có ba nắm tay nhắc nhủ. "Ba ơi! Con nhớ ba lắm, ba có quay về kịp đưa con sang đò không ba? Chồng con cũng giống như ba hôm nào, đen đúa, chai sạm với nắng gió, với con nước lớn ròng. Chồng con cũng ngày hai buổi thả lưới trên sông, đêm cắm nò kiếm con tôm, con cá. Rồi những đứa trẻ đầu hăng hắc vị phèn chua nước lợ sẽ lần lượt ra đời. Ngày mai ba sẽ về để dạy con con đường thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của bao toan tính đời thường khiến con người ta trở nên quẫn bách, phải không ba?[/font]
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 20:28

    BỐ MẸ BIẾT TÔI LÀ GAY


    Chúng tôi bắt đầu thân nhau hơn, học cùng nhau, ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau và thậm chí là còn cả tắm chung nữa. Đêm định mệnh ấy, khi tôi đang ngủ, thì bất ngờ có cảm giác có người đang sờ soạng khắp người tôi. Tôi hét toáng lên thì được Nick trấn lại. Cả đêm đó chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều và Nick bảo: "Guy, you're gay."

    ***

    Bạn đọc thân mến.
    Tôi thực sự đang rất rối bời, thực sự không hiểu chính mình và thực sự không biết phải làm gì vào lúc này nữa.
    Bố mẹ tôi đều là giáo viên khá nổi tiếng ở thành phố, tôi là đứa cũng nổi tiếng chẳng kém gì bố mẹ tôi vì thành tích của mình. Tôi học giỏi, hát hay và chơi thể thao khá cừ. Thế thôi đủ để tôi trở thành tâm điểm của mọi lời khen.

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Năm lớp 10, tôi được bố mẹ cho qua Mỹ du học. Trường mới, lớp học mới, bạn bè mới. Tôi gặp khá nhiều trở ngại trong việc kết bạn và ổn định cuộc sống ở đây. Mọi thứ bắt đầu trở nên dễ dàng và suôn sẻ hơn trong tuần thứ 2 ở đấy, khi tôi gặp được một cậu bạn khá dễ thương và cậu ấy đã gần như giúp tôi mọi thứ. Đó là Nick, một cậu bạn da màu.
    Chúng tôi bắt đầu thân nhau hơn, học cùng nhau, ăn cùng nhau, ngủ cùng nhau và thậm chí là còn cả tắm chung nữa. Đêm định mệnh ấy, khi tôi đang ngủ, thì bất ngờ có cảm giác có người đang sờ soạng khắp người tôi. Tôi hét toáng lên thì được Nick trấn lại. Cả đêm đó chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều và Nick bảo: "Guy, you're gay."
    Sao lại thế, tôi bàng hoàng, tôi không tin và xô câu ấy xuống giường. Một thằng con trai 16 tuổi bị gọi là gay thì sẽ như thế nào. Tôi giận tím mặt và bỏ ra khỏi phòng. Tôi tránh mặt Nick.
    Một tuần...rồi hai tuần, tôi bắt đầu thấy nhớ nhớ cậu ấy. Rồi nhiều cảm xúc khác nữa, tôi không định hình được. Tôi bắt đầu ngẫm nghĩ, có thể tôi là gay.
    Tôi là Gay, đó là điều đã từng khiến tôi có ý định tự tử. Tôi khóc, một thằng con trai đã rơi nước mắt nghĩa là chuyện đó phải thực sự là rất đáng sợ và cái điều tôi sợ là sự nhạo báng của bạn bè, mặc dù tôi đang sống trên đất Mỹ. Còn bố mẹ tôi nữa, tôi phải giấu, và chuyện này chỉ nên có một mình tôi biết.
    Tôi bắt đầu có những mối tình chớp nhoáng với những cô bạn gái khác. Nói là chớp nhoáng vì tôi chả yêu ai được nổi 2 tháng và chúng tôi chia tay nhau khi cô ấy đòi hôn.
    Tôi học khá, nên chỉ hoàn thành cả chương trình học cử nhân khá sớm. Tôi về nước.
    Ngày tôi về nước, bố mẹ và cả cô bạn thân của tôi nữa ra đón tôi ở sân bay. Tôi nhớ như in cái niềm tự hào của bố mẹ. Nét mặt rạng rỡ, bố mặc vest, mẹ mặc áo dài, thường thì họ chỉ như thế khi làm một điều gì đó trọng đại lắm. Có cả hoa nữa, một bó hoa của cô bạn tôi.
    Tôi đi làm, trong khi bạn bè tôi vẫn đang miệt mài trên giảng đường. Công việc cuốn tôi vào guồng và cuộc sống tôi bắt đầu trở nên bận rộn. Đến một ngày, khi Thắng – anh cùng team truyền thông với tôi bắt đầu có những biểu hiện và cử chỉ thân mật hơn mức bình thường với tôi.
    Sự săn đón ân cần của anh làm tôi xiêu lòng lúc nào không biết. Rồi anh ấy bảo anh ấy yêu tôi và biết tôi cùng hệ với anh ấy. Tôi từ chối, tôi sợ hãi, tôi tránh mặt anh.
    Tôi nghỉ làm ở công ty, đổi số điện thoại và nói với mọi người là tôi chuẩn bị trở về Mỹ. Tôi cần học cao hơn. Thực sự đó cũng là điều tôi muốn. Tôi phải trốn chạy Thắng, tôi không thể nhúng mình sâu vào chuyện này. Tôi là con trai của bố mẹ tôi – những người đầy tự trọng và tôn kính. Họ sẽ không chấp nhận được chuyện này nên tôi phải trốn thôi.
    Rồi hôm qua, khi bố mẹ biết tôi nghỉ làm và chuẩn bị sang Mỹ. Hai người đã nói với tôi rất nhiều điều. Rằng là họ chỉ có mỗi tôi nên không muốn tôi đi xa nữa, rằng là họ cũng đã lớn tuổi nên muốn tôi ổn định, rằng là họ cần tôi ở bên họ và chắc chắn là bố mẹ sẽ không cho tôi đi nữa.
    Đang lúc tôi không biết phải làm thế nào thì Thắng mò đến nhà tôi. Anh say mèm, và khóc rất nhiều ở nhà tôi, bố mẹ tôi cũng không hiểu chuyện gì. Còn tôi, sợ anh say quá buộc miệng nói gì đấy nên cố đẩy anh ra khỏi nhà. Rồi anh khóc thét lên, rồi anh van xin tôi đừng đi vì anh yêu tôi nhiều lắm. Tôi chết trân trong sợ hãi còn bố mẹ tôi cũng lặng cả người. Mẹ tôi oà lên khóc còn bố tôi tát anh một cái rồi đuổi thẳng cổ ra khỏi nhà.
    Anh giãy giụa, hàng xóm tôi cũng đổ ra xem rất nhiều. Tôi thực sự đau khổ, cái cảm giác thèm được chết đi của mấy năm trước hiện ra. Bố mẹ tôi đau khổ đến cùng cực. Hai hôm nay nhà tôi chả ai nói với ai tiếng nào. Mẹ thì ngất lên ngất xuống, bố thì lúc nào cũng chỉ rượu uống say rồi lại nổi cơn đập phá mọi thứ.
    Tôi phải làm gì đây? Tôi đâu có chạy trốn được nữa, mọi thứ đã kịp vỡ vụn trước khi tôi chạy trốn rồi. Tôi phải giải thích ra sao với bố mẹ tôi đây. Tôi sẽ phải đối diện với bạn bè, hàng xóm và cả xã hội này như thế nào. Tôi chẳng biết làm sao nữa. Tôi ê chề lắm, tôi nhục nhã lắm và tôi thực sự không thiết sống nữa.
    berryjoker939
    berryjoker939
    Thành Viên Quen Thuộc
    Thành Viên Quen Thuộc


    Bài Viết : 64
    SBCoin : 502
    Thanked : 1
    Tham Gia : 14/02/2014
    Đến từ : sao Hoả
    Event Coin : 3

    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by berryjoker939 17/2/2014, 20:30


    CON HOANG


    Mấy tiếng "con hoang" như một vết chém sâu hoắm vào tâm hồn non nớt của tôi. Không biết từ bao giờ, trong tôi chỉ còn lại sự căm ghét người mẹ tật nguyền của mình. Trong mắt tôi, mẹ là một kẻ tội đồ vì đã sinh ra một đứa con mà không cho nó biết cha nó là ai...
    Tôi cúi đầu, không dám nhìn vào ảnh mẹ...

    ***

    Tôi cầm túi đồ ăn ném mạnh vào giỏ rác, nói như hét: "Đã nói má đừng có lên nữa, sao không chịu nghe vậy? Tiền nè, má về đi". Mẹ tôi run rẩy bước tới cạnh thùng rác: "Thôi, con không ăn thì má đem về... Tại má nhớ con quá thì lên thăm chớ má đâu có cần tiền. Mai mốt con về thì hết con nước rồi, má sợ không có cá ngon như vầy nữa...".
    Tôi dịu giọng: "Sao má không chịu nhớ? Lâu rồi con đâu có thích ăn cá linh? Cá gì mà xương không...". Mẹ tôi mở giỏ lấy ra túm bông điên điển: "Vậy má để lại cái này cho con nghen? Nước rút rồi nên bông cũng ít. Hôm qua má phải đi hái cả buổi mới được nhiêu đây". Tôi thấy chạnh lòng nên gật đầu: "Má cứ để đó cho con. Thôi, má về đi, con phải đi làm đây".
    Tôi đứng nhìn theo mẹ bước thấp, bước cao khuất dần nơi đầu hẻm. Tôi để mẹ đi một mình vì không muốn người trong hẻm biết tôi có một người mẹ tật nguyền...

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    "Cô Tư què", "bà Tư què"... là những tiếng mà tôi nghe người ta gọi từ khi tôi nhận biết sự bất thường của đôi chân mẹ. Lớn lên một chút, tôi biết mẹ tôi bị tật cả hai chân từ lúc mới lọt lòng. Bà ngoại mất khi mẹ tôi mới 16 tuổi. Sống một mình giữa đồng nước mênh mông, một đêm mưa nọ, mẹ đã bị một gã đàn ông cùng xóm cưỡng hiếp. Kết quả là tôi có mặt trên cõi đời này với bao nhiêu điều tiếng xấu xa.
    Thế nhưng với mẹ thì ngược lại. Bà xem đó là món quà vô giá mà tạo hóa đã ban cho mình. "Má nói thật đi, ai là cha con?". Không phải chỉ một lần, tôi hỏi mẹ câu đó. Nhưng lần nào cũng vậy, mẹ chỉ lặng im. Có lần tôi làm dữ thì mẹ nói: "Con biết thì cũng đâu có lợi ích gì mà còn làm cho gia đình người ta xào xáo. Thật lòng, má phải mang ơn người ta chớ thân má như vầy, ai mà thèm...".
    Tôi lớn lên như một cái cây non thiếu ánh sáng. Sau lưng tôi, người ta xầm xì: "Đồ con hoang". Rồi đến những đứa bạn học cùng lớp cũng trêu chọc: "Đồ không cha". Mấy tiếng "con hoang" như một vết chém sâu hoắm vào tâm hồn non nớt của tôi. Không biết từ bao giờ, trong tôi chỉ còn lại sự căm ghét người mẹ tật nguyền của mình. Trong mắt tôi, mẹ là một kẻ tội đồ vì đã sinh ra một đứa con mà không cho nó biết cha nó là ai...
    Lên lớp 10, tôi ra thị xã học. Suốt những năm học cấp 3, tôi chỉ về nhà dịp hè và Tết dù từ nhà ra thị xã chỉ mất 30 phút đi xe máy. Thằng Kiên con bác Ba Bảo ở cạnh nhà có nhiệm vụ "tiếp tế" cho tôi mỗi tuần. Có lần nó bảo: "Ê, sao mày không về thăm má mày? Tao thấy tội nghiệp má mày lắm. Hôm trước hình như bả bị bịnh đó".
    Tôi có hơi băn khoăn nhưng rồi lại quên ngay. "Mày về nói với má tao là nhớ mua thuốc uống, lúc này tao bận học lắm nên không về được". Thằng Kiên bĩu môi: "Mày đúng là con bất hiếu".
    Học hết lớp 12, tôi quyết định lên Sài Gòn. "Lên trên đó dễ kiếm tiền lắm"- chị Thu con bác chủ nhà tôi ở trọ bảo. Chị làm đầu bếp trong một nhà hàng lớn ở Sài Gòn, lương mỗi tháng cả chục triệu. Chị hứa sẽ đỡ đầu nếu tôi muốn lên trên ấy.
    Mẹ tôi đã khóc cả đêm khi biết ý định này. "Con lên trên đó làm sao má đi thăm?"- mẹ tôi sụt sịt. Tôi nạt: "Ai cần má thăm? Má cứ ở nhà, con làm có tiền sẽ gởi về nuôi má".
    Vậy là tôi đi. 4 năm qua, tôi về thăm nhà đúng 1 lần. Mẹ tôi nhờ thằng Kiên dò la tin tức. Biết chỗ tôi làm, nó gọi điện thoại trách: "Mày đúng là con bất hiếu. Nếu tao không gọi, chắc mày cũng im luôn. Má mày lo tới bịnh luôn đó". Tôi bực vì cái tiếng "bất hiếu" của nó nên nạt: "Mày còn nói cái giọng đó nữa thì đừng có gọi điện cho tao nghe chưa". Nói rồi tôi cúp máy.
    Có lẽ nó tức lắm nên dẫn mẹ tôi lên tận Sài Gòn tìm tôi. Dĩ nhiên là nó bị tôi chửi vuốt mặt không kịp. Mẹ tôi cũng bị vạ lây: "Còn má nữa, ai biểu má lên đây?". Thật sự thì đâu có ai biểu mà chỉ có tấm lòng, tình yêu của một người mẹ đã thúc giục mẹ tôi lặn lội đi tìm con. "Tại con không về nên má nhớ..."- mẹ tôi rưng rưng. Thấy vậy, tôi cũng không nỡ rầy la: "Thôi được, má muốn lên thì cứ lên; nhưng con nói trước là con không có về dưới nữa đâu".
    Từ đó, cứ vài tháng, mẹ tôi lại lặn lội từ Châu Đốc lên Sài Gòn thăm con. Thỉnh thoảng thằng Kiên rảnh thì lại đi cùng với mẹ. Có lần nó đùa: "Ê, má bà đã hứa gả bà cho tui rồi đó nghen. Bà ở trên này đừng có lộn xộn". Tôi không nhớ nó đã đổi cách xưng hô từ khi nào nhưng vừa nghe vậy đã đổ quạu: "Đừng có mơ. Tui không bao giờ trở về cái xứ đó. Mà ông cũng đừng có ăn nói bậy bạ". Nó cười hì hì: "Giỡn bà thôi chớ cái thứ con cái không ra gì như bà, có cho tui cũng không thèm lấy".
    Mọi chuyện sẽ không có gì nếu như tôi không tình cờ quen một người. Anh là trưởng phòng của một công ty lớn. Chân dung của tôi trong mắt anh là một đứa trẻ mồ côi, tự lập, tự bươn chãi vào đời... "Anh yêu em vì những điều đó. Em là một cô gái đầy nghị lực"- có lần anh bảo tôi như vậy.
    Tôi gọi điện cho Kiên: "Ông đừng có dẫn bà già lên nữa nghe chưa. Tôi nói với người ta là tôi mồ côi...". Vừa nghe vậy, Kiên đã sừng sộ: "Bà ăn nói gì bất nhơn thất đức vậy? Má bà còn sống sờ sờ đó mà". "Tui nói rồi, ông mà còn dẫn má tui lên là đừng có trách sao tui cạn tình nghen"- tôi nói dứt khoát.
    Kiên còn dẫn mẹ tôi lên một lần nữa. Sau đó, hắn mất biệt. Mẹ tôi lại lặn lội đi một mình. Tôi bực bội ra tối hậu thư: "Má đừng có lên đây nữa, con khó ăn khó nói với người ta. Nếu má không nghe lời, con sẽ đổi chỗ ở, không cho biết số điện thoại luôn".
    Lần đó về, mãi 4 tháng sau mẹ tôi mới dám lên. Đó chính là cái lần tôi đã vứt giỏ đồ ăn mà mẹ lụm cụm mang từ nhà lên cho tôi. Và vì giận mẹ không nghe lời nên tôi đã đổi chỗ ở và không thèm gọi điện thoại về nhà.
    Cho đến một hôm, tôi bỗng thấy ruột gan mình bồn chồn. Tôi lục tìm số điện thoại của Kiên. Nhưng tôi tìm mãi mà chẳng thấy. Bẳng đi một thời gian khá lâu, khi sắp xếp lại đồ đạc, tôi tìm được quyển sổ trong đó có ghi số điện thoại của Kiên. Tôi mừng quýnh vội gọi ngay. Vừa nghe tiếng Kiên, tôi đã líu lo: "Xin lỗi nghen, tui bỏ mất số điện thoại của ông, giờ mới tìm được. Ông sao rồi? Khỏe không? Cưới vợ chưa hay là còn chờ tui?".
    Không nghe Kiên trả lời, tôi lại ghẹo: "Ê, bộ còn giận hả?". Bên kia, giọng Kiên thật chậm: "Giận làm gì cái thứ không phải con người như bà". Tôi chột dạ: "Làm gì mà nặng lời như vậy? Ông thấy má tui khỏe không?".
    Không có tiếng trả lời. Tôi sốt ruột: "Nói đi chớ, tốn tiền điện thoại của người ta...". Kiên thủng thẳng: "Giỏi lắm thì bà cũng chỉ tốn tiền điện thoại một lần này chớ mai mốt có muốn tốn cũng không được...". Tôi phát bực nên gắt: "Nói gì thì nói lẹ lẹ lên, không thôi tui cúp máy à".
    Lần này tôi không phải chờ lâu vì Kiên nói ngay: "Má bà mất rồi". Tôi nghĩ là Kiên nói đùa: "Ê, hết chuyện giỡn rồi sao? Má tui đang mạnh sần, ông trù ẻo hả? Đồ xấu xa". "Còn bà là đồ bất hiếu. Muốn biết thì về. Tui cúp máy đây".
    Giọng Kiên cụt ngủn. Hắn cúp máy thật. Tôi gọi lại, chuông vẫn đổ nhưng hắn nhất quyết không nghe máy. Bán tín, bán nghi, hôm sau tôi chạy về...
    Kiên không hề nói đùa. Mẹ tôi đã mất cách nay hơn 3 tháng. Trước đó, bà đã bệnh không ăn uống cả tuần... Kiên kể với tôi, hôm đám tang mẹ tôi, trời mưa tầm tả. Những người đưa đám đều khóc khi thấy người đứng ra lo ma chay cho mẹ tôi lại là Kiên. "Tui có nhờ nhắn tin trên truyền hình, cả đăng báo nữa..."- giọng Kiên buồn buồn.
    Tôi cúi đầu, không dám nhìn vào ảnh mẹ. Kiên đã nói đúng. Tôi không chỉ là một đứa con bất hiếu mà thậm chí, tôi cũng không đáng làm một con người. Tôi có mẹ mà như một đứa con hoang...


    Sponsored content


    Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn Empty Re: Tổng hợp các mẩu truyện buồn ngắn

    Bài gửi by Sponsored content