Cứ mỗi khi nhức đầu, nghẹt mũi, đau bụng, đầy hơi, bị muỗi đốt… là bạn thường nghĩ ngay đến dầu gió. Nhưng nên nhớ, dầu gió cũng là thuốc và cũng có chống chỉ định.
+ dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Bởi tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da, nếu bạn hít dầu thường xuyên có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng (với triệu chứng là khô, rát mũi, họng), gây tổn thương cho hệ hô hấp.
+ Tinh dầu bạc hà có thể làm trẻ nhỏ ngưng thở
Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol, có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, giúp giảm đau, giảm ho, sát trùng. Do đặc tính bốc hơi nhanh, nó gây cảm giác mát và tê tại chỗ, rất hiệu quả đối với các trường hợp đau dây thần kinh. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà pha loãng với nước ấm, dùng uống khi nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, đau bụng, tiêu chảy rất hiệu quả.
Nhưng cũng bởi những đặc tính này mà khi bôi dầu có thành phần bạc hà vào mũi hoặc cổ họng trẻ nhỏ, chúng có thể bị ngừng thở và ngưng tim. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng chế phẩm này cho trẻ nhỏ tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
+ Không chỉ thế, tinh dầu bạc hà và menthol còn làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, do đó không nên dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, huyết áp cao, trẻ dưới một tuổi…
+ Chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp, ...
lưu ý :
- Không dùng dầu gió hơn bốn lần/ngày. Cũng không nên dùng thường xuyên, mà ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt.
- Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với một lượng dầu vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện tích rộng.
- Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Khi sử dụng dầu gió cho phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới hai tuổi, cần phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
+ dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Bởi tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da, nếu bạn hít dầu thường xuyên có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng (với triệu chứng là khô, rát mũi, họng), gây tổn thương cho hệ hô hấp.
+ Tinh dầu bạc hà có thể làm trẻ nhỏ ngưng thở
Tinh dầu bạc hà chứa nhiều menthol, có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, giúp giảm đau, giảm ho, sát trùng. Do đặc tính bốc hơi nhanh, nó gây cảm giác mát và tê tại chỗ, rất hiệu quả đối với các trường hợp đau dây thần kinh. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà pha loãng với nước ấm, dùng uống khi nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, đau bụng, tiêu chảy rất hiệu quả.
Nhưng cũng bởi những đặc tính này mà khi bôi dầu có thành phần bạc hà vào mũi hoặc cổ họng trẻ nhỏ, chúng có thể bị ngừng thở và ngưng tim. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng chế phẩm này cho trẻ nhỏ tuổi, nhất là trẻ sơ sinh.
+ Không chỉ thế, tinh dầu bạc hà và menthol còn làm tăng bài tiết mồ hôi, khiến thân nhiệt hạ thấp, do đó không nên dùng cho người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, huyết áp cao, trẻ dưới một tuổi…
+ Chỉ dùng trong trường hợp thực sự cần thiết như: cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, đau cơ bắp, tụ máu, thâm tím, đầy hơi, chậm tiêu, khó tiêu, chống lạnh đường hô hấp, ...
lưu ý :
- Không dùng dầu gió hơn bốn lần/ngày. Cũng không nên dùng thường xuyên, mà ngưng ngay khi cơn đau đã chấm dứt.
- Trước khi thoa dầu cần rửa sạch, lau khô vùng da bị đau, bôi hoặc xoa bóp với một lượng dầu vừa đủ. Không bôi quá nhiều dầu và trên diện tích rộng.
- Chỉ xông hơi bằng dầu gió khi cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Khi sử dụng dầu gió cho phụ nữ đang mang thai và trẻ dưới hai tuổi, cần phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ.